Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng – Kim Lân
Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng với đề bài này các em học sinh sẽ hiểu rõ hơn về truyện ngắn “Làng”.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, tác phẩm “Làng” của Kim Lân là một kiệt tác rất hay về diễn biến tâm lý con người. Hãy cùng đóng vai nhân vật ông Hai, kể về ngôi làng Chợ Dầu trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân. Hy vọng bài tham khảo dưới đây sẽ giúp ích cho quá trình làm bài của bạn đạt được điểm cao hơn.
Đóng vai ông Hai, kể lại truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
Bài số 1
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
(Đỗ Trung Quân)
Thật vậy, trong lòng tôi, quê hương luôn là nơi tôi dành trọn lòng yêu thương và kính trọng. Nơi chôn rau cắt rốn của tôi gắn liền với làng Chợ Dầu. Ấy vậy mà chiến tranh xâm lược diễn ra, bọn Tây tràn vào đất nước, xâm chiếm chốn quê hương thân thuộc này của tôi, buộc tôi cùng gia đình và mọi người phải đi tản cư. Tôi tên là Hai, là một người điển hình trong những người yêu làng đến mẫu mực. Ngày rời làng, lòng tôi đau nhói, nhớ thương. Thật may, cuối cùng tôi cũng đã được trở về làng. Ngắm nghía một vòng, tôi vẫn cảm nhận được sự nguyên vẹn, không sứt mẻ, không chút thay đổi hay bị tàn phá của làng. Lòng tôi vui lắm. Tôi hạnh phúc vì mình được trở về quê hương, về lại làng, được trở về với nơi thân thương đã che chở, bao bọc tôi từ khi cất tiếng khóc chào đời đến tận bây giờ.
Ngày trở về làng, lòng tôi háo hức, tôi chạy quanh làng một vòng, nghe ngóng các thông tin về làng. Tôi nghe được mọi người bàn luận, đặt các câu hỏi, nào là: Tiêu diệt được bao nhiêu lực lượng địch? Địch tổn thất bao nhiêu? Bao nhiêu đồng chí, người đã hy sinh anh dũng trong cuộc chiến đấu này?… Nhưng bỗng, khi tôi đang hăng say nghe những tin tức tốt đẹp ấy, khi lòng đang háo hức vui vẻ về chiến công to lớn tiêu diệt địch, tôi chợt nghe được tin sét đánh từ một người phụ nữ, rằng: “Làng Chợ Dầu theo Tây phản Cách mạng”. Nghe dứt cái tiếng căm giận xen kẽ sự cay nghiệt vừa cất ra từ miệng của người phụ nữ, mà lòng tôi như bị dao cứa. Tôi sốc lắm. Mặt tôi biến sắc, xanh mét đến trắng lờ như kẻ thiếu máu, cổ họng tôi thì nghẹn lại như gà mắc tóc, da mặt tôi tê rần rần, hai cánh tay run run, chân đứng không vững, tôi suýt chút nữa đã ngã quỵ. Nghe tin ấy, lòng tôi đau, nhưng hơn cả đau tôi lại thất vọng. Tôi là người đặt tình yêu làng lên đầu, tình yêu làng với tôi là sự ưu tiên, tôi xem trọng làng mình như xem trọng mạng sống của tôi. Ấy vậy mà tin dữ ấy đến quá nhanh và đột ngột; một phút trước đó tôi còn hãnh diện kể về những chiến tích tốt đẹp của làng Chợ Dầu, thì chỉ vài giây sau đó, giọng nói văng vẳng của người phụ nữ như ngòi nổ cho tâm trạng của tôi. Tôi đau lòng, nhưng càng đau lòng, tôi càng xấu hổ và thất vọng hơn. Tôi lủi thủi lảng tránh ánh mắt của mọi người, trốn tránh mọi người và tìm đường khác để trở về nhà.
Sau một đoạn đường dài, tôi đã trở về đến rồi. Ngồi trên chiếc ghế gỗ trong căn nhà, vậy mà tôi vẫn chưa hoàng hồn, tôi vẫn chưa tin những lời người phụ nữ kia nói là sự thật. Trong lòng tôi bây giờ đang là sự đấu tranh của hai luồng cảm xúc: giữa tình yêu thương đối với làng và một sự thật đang được phơi bày. Ngôi làng mà tôi tha thiết yêu thương, mà tôi xem trọng như tính mạng của mình, ấy vậy mà giờ đây tôi lại nghe tin làng theo giặc, phản cách mạng. Lòng tôi thất vọng, càng thất vọng tôi càng đau đớn và xấu hổ. Tôi đã đặt bao nhiêu niềm tin, bao nhiêu tin tưởng ở nơi đó, để rồi chính niềm tin, sự tin tưởng ấy đã khiến tôi đau đớn. Để rồi, trong tâm trạng rối bời, trong sự thất vọng về làng cũng như về bản thân, tôi chỉ có thể giải bày cùng thằng Út. Để rồi những lời tôi nói với nó, giúp tâm trạng tôi nhẹ nhõm hơn nhiều. Nói chuyện với nó, giúp tôi như có thêm đồng minh trong việc tin tưởng làng hết mình.
Vậy là tôi quyết định đi chơi cùng ông hàng xóm. Tôi đi tới tận tối mới về, tôi gặp ông Chủ tịch làng Chợ Dầu mới lên cải chính, ông ấy báo cho chúng tôi biết tin làng tôi theo Tây phản cách mạng là sai sự thật. Nghe đến đây, trái tim đang treo lơ lửng của tôi cuối cùng cũng được an ủi. Tôi vui vẻ như đứa trẻ. Rồi tôi vui vẻ đến mức gọi bọn trẻ ra chia quà cho chúng: “Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia cho.” Chia quà cho chúng, cũng như tôi đang chia niềm vui của bản thân mình lan tỏa đến chúng.
Rồi tôi lại vội vã chạy ra ngoài, tôi chạy khoe khắp nơi về việc làng mình bị đốt, bị Tây đốt sạch rồi. Thông tin nghe trái ngược ấy, lại được tôi tung khắp nơi, bởi thông tin ấy, là sự thật minh chứng lớn nhất cho làng tôi không theo Tây phản Cách mạng. Dù tài sản bị mất đi, dù làng bị đốt, không còn nguyên vẹn, nhưng lòng tôi lại vui đến lạ kì, bởi làng tôi trong sạch, làng tôi vẫn một lòng với Cách mạng.
Làng tôi trong lòng tôi thật đáng trân trọng, thật đáng yêu quý. Để rồi từ những cung bậc cảm xúc thất vọng đến vui mừng, lòng tôi thật sự càng thêm gắn bó, càng thêm trân trọng làng mình hơn. Câu chuyện về tình yêu làng của tôi là những cung bậc cảm xúc khác lạ ấy. Và từ những cung bậc ấy, tôi càng tự hào hơn về làng của mình.
Bài số 2
“Ta đã xa bao nhiêu ngày chưa đủ, bao ngày dài nhớ thương quê hương. Nơi quê nghèo bao nỗi nhớ niềm thương, của bao người luôn mong chờ ta đó” (Khuyết danh). Quả thật, quê hương, xóm làng với mỗi chúng ta đều mang đến những nhung nhớ, những kỉ niệm khó quên trong lòng mỗi người. Với tôi cũng vậy. Quê hương như bài hát ru tôi khôn lớn, quê hương như dòng sữa mẹ ngọt ngào để tôi lớn khôn,… Quê hương, xóm làng là nơi tôi tha thiết yêu thương. Ấy vậy mà, tình yêu làng của tôi đã từng bị thử thách, vì một chuyện làm chính tôi cũng sốc và thất vọng.
Tôi là Hai Thu, bà con xóm làng thường gọi tôi với cái tên thân mật là Ông Hai. Nơi mà tôi gắn bó yêu thương là làng Chợ Dầu, đây là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Thế nhưng, trong một lần thực dân Pháp xâm lược, chúng tàn sát nặng nề, cướp bóc trắng tay. Vậy là làng tôi phải đi tản cư theo lệnh của cụ Hồ. Dù không muốn, nhưng tôi vẫn theo mọi người rời đi.
Dù phải rời xa làng, nhưng trong lòng tôi, làng luôn hiện lên với vẻ đẹp đáng tự hào nhất. Tôi nhớ về làng, về những con người giản dị, mà kiên cường nơi đây. Rồi tôi khoe khắp nơi về làng mình, về việc làng mình chiến đấu hết mình chống lại thực dân Pháp. Tôi khoe khắp nơi về làng mình, tôi muốn tất cả mọi người đều biết đến vẻ đẹp của làng mình. Rồi tôi muốn lan tỏa sự tự hào về làng của mình đối với mọi người, tôi muốn mọi người biết đến làng tôi, yêu quý làng tôi như cách tôi sống chết muốn yêu thương và bảo vệ nó.
Mặc dù ở một nơi khác, cách xa làng; nhưng lòng tôi vẫn luôn hướng về làng, hướng về những kỉ niệm, những sự tươi đẹp của làng. Tôi nghe ngóng khắp nơi về tình hình của làng. Để rồi trong quá trình ấy, tôi lại nghe được một tin như sét đánh ngang tai. Tôi thẫn thờ, người tôi cứng đờ, tôi đứng im bất động một hồi mới trấn tĩnh lại bước chân của mình. Tôi lê lết từng bước chân về nhà, về đến nhà, lòng tôi trĩu nặng. Tôi mong muốn điều mình vừa nghe là sai, tôi mong muốn làng mình theo cách mạng, tôi không muốn nghe mọi người nói những lời không hay về làng mình. Để rồi, giữa lúc tâm trạng thất vọng, xấu hổ mà đau đớn bao trùm mình, tôi quyết định tâm sự cùng thằng Tý. Nói chuyện với nó giúp tôi thư giãn hơn, tôi đã bớt đi sự thất vọng và càng thêm tin tưởng làng mình uẩn khúc.
May sao, giữa lúc tâm trạng tôi đang mất thăng bằng ấy, giữa lúc tôi đau đớn, thất vọng, tôi đã nghe được tin như cứu vớt tâm hồn chết cạn của tôi. Làng tôi không theo Tây, làng tôi vẫn một lòng yêu nước. Nghe việc làng bị đốt cháy sạch, lòng tôi không đau, không tiếc, mà ngược lại tôi reo vui, tôi reo lên như đứa trẻ được quà. Rằng làng tôi không theo Tây, làng tôi luôn theo ánh sáng của cách mạng. Vậy là tôi vẫn luôn tự hào, luôn trân trọng làng, qua câu chuyện này, tôi càng tha thiết tình yêu làng hơn bao giờ hết.
Trên đây là bài văn mẫu về sự đóng vai nhân vật ông Hai kể về truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.
Xem thêm: Đóng vai bé Thu kể lại truyện ngắn Chiếc lược ngà Lớp 9
Ngữ Văn Lớp 9 -Đóng vai bé Thu kể lại truyện ngắn Chiếc lược ngà Lớp 9
Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng chí
Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện “Lặng lẽ Sa Pa” – Lớp 9
Nội dung và nghệ thuật bài thơ “Tiểu đội xe không kính”
Đặc sắc nội dung, giá trị nghệ thuật Chuyện người con gái Nam Xương