Thành ngữ là gì? Định nghĩa và đặc điểm chính của thành ngữ

Thành ngữ là gì? Định nghĩa, khái niệm, cấu tạo, đặc điểm và tác dụng của thành ngữ, tìm hiểu sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ.

Ở trong kho tàng văn học của Việt Nam hiện có rất nhiều ca dao tục ngữ và các thành ngữ Việt Nam. Tuy nhiên để có thể hiểu rõ về khái niệm hay định nghĩa thì không phải ai cũng nắm rõ được. Theo đó, việc nhầm lẫn giữa thành ngữ, tục ngữ là rất nhiều. Chính vì thế, tại nội dung bài viết sau sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ về thành ngữ là gì? tác dụng chính của thành ngữ được xuất hiện trong câu. Hãy cùng theo dõi và khám phá để có lời giải đáp chi tiết nhé!

thanh-ngu-la-gi.jpg

Thành ngữ là gì?

Định nghĩa về thành ngữ

Khái niệm thành ngữ là gì?

Khái niệm về thành ngữ là gì đã được nêu rõ trong sách giáo khoa. Đây là những cụm từ được sử dụng để chỉ một ý cố định và thường không tạo thành một câu có ngữ pháp hoàn chỉnh. Chính vì thế không thể thay thế hoặc có sửa đổi về ngôn ngữ. Hoặc nói theo một cách khác, thành ngữ chính là sự tập hợp từ những từ không đổi và không thể giải thích đơn giản qua những từ đã được tạo nên nó.

Những thành ngữ được hoạt động một cách riêng biệt và thông thường thành ngữ sẽ mang những ý nghĩa sâu xa. Chính vì thế chúng ta cần phải phân tích một cách kỹ lưỡng thì mới có thể giải thích được.

Chẳng hạn như thành ngữ: Mẹ tròn con vuông/ Chân cứng đá mềm

Thành ngữ có cấu tạo như thế nào?

Cấu tạo chính của thành ngữ được tạo nên như thế nào? Theo đó chúng ta có thể nắm bắt về cấu tạo của thành ngữ ngay sau đây:

Thành ngữ được kết cấu chính với ba tiếng: Bụng bảo dạ, ác như hùm, bé hạt tiêu,…

Ơ trong những câu thành ngữ trên, có câu là hình thức tổ hợp ba tiếng một và về mặt kết cấu đó là sự kết hợp của một từ đơn và từ ghép. Chẳng hạn bé hạt tiêu, chết nhăn răng, có máu mặt,..kiểu có ba từ đơn và có kết cấu giống như cụm từ chủ ngữ – vị ngữ như câu cá cắn câu/ bạn nối khố,…

Trong thành ngữ có kết cấu bao gồm bốn từ đơn hoặc hai từ ghép được liên hợp với nhau theo kiểu xen kẽ hoặc xen kỹ. Đây chính là kiểu phổ biến nhất của thành ngữ trong tiếng Việt.

Chẳng hạn như: Bán vợ đợ cơn, phong ba bão táp, ăn to nói lớn, ác giả ác báo, bảng vàng bia đá,…

Trong đó có những câu tác giả được chia thành các kiểu:

Những thành ngữ này đều được kết cấu bao gồm năm hay sáu tiếng như: treo đầu dê bán thịt chó, trẻ không tha già không thương,…

Trong đó sẽ có một số thành ngữ được kết cấu từ bảy, tám hoặc mười tiếng. Nó có thể có đến hai hay ba đoạn và ba mệnh đề đã được liên hợp tạo thành một tổ hợp có kiểu ngữ cú dài được cố định. Ví dụ như: Vén tay áo xô đốt nhà tàng giày, vênh váo như bố vợ phải đâm,…

Chính vì thế, khi dựa vào số lượng thành tố ở trong thành ngữ để có thể phân loại thành ngữ. Theo đó chúng ta có thể dựa vào hình thức, không phản ánh được tính chất quan hệ cũng như nêu lên đặc điểm bên trong.

     – Trong câu có kết cấu chủ ngữ – vị ngữ hoặc là những trạng ngữ, tân ngữ: Chuột sa chĩnh gạo, nước đổ đầu vịt,…

     – Trong cấu có kết cấu thêm chủ ngữ vị ngữ như mẹ tròn con vuông, vườn không nhà trống,…

Thành ngữ có những đặc điểm chính gì?

Đặc điểm chính của thành ngữ chính là tính hình tượng và được xây dựng dựa vào những hình ảnh cụ thể. Trong đó thành ngữ có khái quát và hàm súc cao tuy nhiên có những từ được xây dựng và những sự việc, sự vật. Nhưng nghĩa của chính nó lại không dựa trên những từ ngữ để tạo thành mang những ý nghĩa rộng khái quát hơn. Thông thường chúng sẽ có tính biểu trưng và sắc thái có nhiều biểu cảm hơn.

Những thành ngữ có tác dụng như thế nào?

Thành ngữ mang đậm những sắc thái biểu cảm dễ dàng nên có thể bày tỏ cũng như bộc lộ cảm xúc. Đó là sự thể hiện của người nói, người viết được nhắc đến trong đoạn văn.

Chẳng hạn như: trong bài thơ “ thương vợ” của Trần Tế Xương có sử dụng rất nhiều những thành ngữ. Đó là:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng”.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!”

Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tế Xương đã sử dụng thành ngữ “ lặn lội thân cò khi quãng vắng” là để chỉ sự vất vả, lam lũ của người đàn bà xuất hiện trong cuộc đời ông. Tấm thân gầy gò “ lặn lội” vất vả chẳng khác nào tấm thân cò lặn lội kiếm ăn trong đêm khuya. Tế Xương đã sử dụng thành ngữ để thể hiện nỗi lòng cũng như tình cảm đứng trước nỗi nhọc nhằn của người vợ. Từ đó ông cũng cảm thấy yêu thương người phụ nữ bên cạnh mình nhiều hơn.

Thành ngữ và tục ngữ khác nhau điểm nào?

Hiện nay, các em học sinh rất khó phân biệt được thành ngữ với tục ngữ. Điều này khiến các em khó khăn trong việc làm bài tập cũng như nhận biết. Nhưng khi dựa vào mặt hình thức cũng như nội dung thì chúng ta có thể phân biệt được cả hai loại thành ngữ và tục ngữ.

Theo đó, để có hình dung rõ hơn chúng ta hãy cùng nắm bắt về phần khái niệm của tục ngữ. Tục ngữ sẽ là một câu nói đã hoàn chỉnh, xúc túc và ngắn gọn được biểu đạt ý nghĩa một cách trọn vẹn. Đặc biệt là đúc kết được những kinh nghiệm sống có từ hàng ngàn đời xưa của cha ông ta. Điều này đã thể hiện được ý nghĩa phê phán hoặc một sự việc hiện tượng nào đó.

Xét về ngữ pháp và hình thức

Chẳng hạn như: Có câu mài sắt, có ngày nên kim/ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng,..

Chẳng hạn như: Có mới nới cũ/ bách chiến bách thắng/…

Xét về nội dung và hình thức 

Đối với tục ngữ sẽ là biểu thị lên một ý nghĩa trọn vẹn. Thường đây là những phán đoán đã được đúc kết kinh nghiêm của cha ông ta về đời sống. Mang ý nghĩa là phê phán hay là hiện tượng xấu ở trong xã hội.

Ví dụ như: “Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao

Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh”

Đây là câu tục ngữ nhằm đúc kết nên kinh nghiệm về thời tiết của cha ông ta thời xưa.

Hoặc câu tục ngữ “ Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” đây là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm cũng như sự đúng đắn trong dân gian mà cha ông ta đã đúc kết nên.

Còn đối với thành ngữ sẽ mang đậm tính khái quát, biểu trưng và cô đọng lại hình tượng bóng bẩy. Bởi đây chính là khả năng đã được biểu đạt cao.

Ví dụ như: Bảy nổi ba chìm/ Chân cứng đá mềm/ Chó dữ mất láng giềng,…

Đây đều là những thành ngữ đã được lồng vào lời nói dân gian nhằm tăng tính biểu cảm. Chẳng hạn như “ Anh ấy thật kiên định chịu khó chân cứng đá mềm” đây là thành ngữ được sử dụng cụm từ cố định nên đã được lồng ghép vào trong câu một cách hoàn chỉnh. Đặc biệt là tăng thêm tính biểu cảm một cách rõ ràng nhất.

Còn đối với câu tục ngữ khi đứng một mình vì nó chính là câu hoàn chỉnh. Thường thì người ta hay nói có câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim”

Những thành ngữ thể hiện được ý nghĩa của chúng 

Kho tàng văn học cũng như từ vựng của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú. Chúng ta không thể ngày 1 ngày 2 mà có thể hiểu được hết ý nghĩa của chúng. Thành ngữ chính là những nét gìn giữ văn hóa , dân tộc tiếp nối của cha ông ta để lại thế hệ chúng ta cần phải phát huy nó trở nên rộng rãi hơn. Hy vọng với những tư liệu kiến thức trên đã giúp bạn đọc có thêm nhiều điều bổ ích và thú vị về thành ngữ.

Xem thêm: Câu nghi vấn là gì? Định nghĩa và cách phân biệt câu nghi vấn

Thuật ngữ -