Tóm tắt Vào phủ Chúa Trịnh chi tiết và ngắn gọn nhất

Tóm tắt Vào phủ Chúa Trịnh đầy đủ nhất sau đây có thể sẽ giúp cho học sinh lớp 11 hoàn thành được bài văn chi tiết nhất.

Từ bao đời này, văn học luôn là nơi mang đến cho người đọc kiến thức mới về thời cuộc lịch sử, cũng như các giai thoại, văn học trong lịch sử. Trong dòng chảy ấy, một chủ đề rất được quan tâm là: cung đình, nơi ở của vua chúa, các phủ chúa, và cảnh cuộc sống sinh hoạt của vua chúa. Có khá nhiều tác phẩm văn thơ đã viết về đề tài này, trong đó, không thể không nhắc tới tác phẩm “Vào phủ Chúa Trịnh” của tác giả Lê Hữu Trác, được dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Để hiểu rõ toàn bài, cũng như hiểu rõ cách viết cùng ngụ ý sáng tác tác phẩm của tác giả, hãy cùng tìm đọc Tóm tắt “Vào phủ Chúa Trịnh” ở dưới đây. Hi vọng phần tóm tắt này, sẽ giúp bạn hiểu rõ bài hơn.

Tóm tắt Vào phủ Chúa Trịnh chi tiết và ngắn gọn nhất

Tóm tắt Vào Phủ Chúa Trịnh

Tác giả

“Công danh trước mắt trôi như nước,

Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.”

Hai câu thơ của Lê Hữu Trác đã bày tỏ lòng ông với thời cuộc. Lê Hữu Trác (1720-1791), thường được biết đến với tên gọi: Hải Thượng Lãn Ông. Ông sinh ra tại trấn Hải Dương ( nay là tỉnh Hưng Yên). Tác giả là một lang y, được người đời xem như ông tổ của ngành y học cổ truyền Việt Nam. Ông sinh ra trong một dòng tộc vốn có truyền thống khoa bảng, ông đã từng nuôi chí nối nghiệp gia đình, lấy con đường khoa cử để tiến thân. Tuy nhiên, chẳng được mấy năm, ông nhận ra sự thật về xã hội thối rữa, chiến tranh mang đến đau thương, bất hạnh cho mọi người, cũng từ đây ông chán nản, quyết tìm hướng đi mới. Lê Hữu Trác bén duyên với nghề thầy thuốc, là do ông một lần ốm nặng, trong suốt quá trình chữa trị, ông đã đọc “Phùng thị cẩm nang” bà hiểu sự chỗ sâu sắc trong sách thuốc. Thầy thuốc chữa trị cho ông là Trần Độc (một người tài cao, đức độ) thấy ông có sự nhiệt huyết với sách y, đã truyền dạy hết cho ông. Nhờ thông minh cùng trí học rộng, hiểu sâu của mình, Lê Hữu Trác nhanh chóng tiếp thu được các truyền dạy; đồng thời nhận ra nghề y không chỉ giúp ích cho chính mình, mà còn có thể hành y cứu thế. Chính vì lý do này mà ông quyết chí theo nghề y. Ông là đại danh y, có đóng góp to lớn cho nước nhà. Tác phẩm “Hải Thượng y tâm tĩnh” của ông gồm 28 tập, 66 quyển, là chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền. Và được đánh giá là công trình y học vĩ đại trong thời trung đại Việt Nam. Bên cạnh đó, ông còn viết “Thượng kinh kí sự”, miêu tả quang cảnh ở kinh đô; và miêu tả cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh.

Tác phẩm

Bố cục

Tác phẩm được chia làm hai phần là:

     – Quang cảnh cuộc sống nơi Phủ chúa hiện lên sinh động, lộng lẫy và cực kỳ sang trọng.

     – Cây cối um tùm, trăm hoa đua nở khoe sắc. Người làm ra ra vào vào tấp nập. Mỗi người đều mang trong mình nhiệm vụ khác nhau. Tất cả đều thuộc lễ nghi, quy củ của phủ Chúa, điều này tạo nên bức tranh sinh hoạt nơi phủ Chúa đầu sang trọng mà cũng không kém phần ra oai quyền uy.

     – Bước vào phủ Chúa, tác giả từ bất ngờ đến ngạc nhiên trước sự xa hoa, lộng lẫy. Tuy nhiên, sự bất ngờ ấy không phải thể hiện thái độ ham muốn; mà là thái độ dửng dưng, có vài phần xem nhẹ của tác giả. Tác giả không đồng tình với cách sống đồi truỵ giữa hiện thực này của phủ Chúa.

     + Tác giả khi khám bệnh cho Thế tử:

     – Đánh giá về thế tử: gầy gò, ốm yếu, một người biết thực hiện quy tắc ứng xử trong phủ Chúa.

     – Khi bắt mạch cho Thế tử, tác giả có phần hồi hộp, căng thẳng, thể hiện rõ thái độ tôn kính.

     – Tác giả thể hiện rõ thái độ của người danh y chữa bệnh bằng tâm với nghề: Chuẩn mạch cho Thế tử, ông suy ngẫm về Thế tử, về cuộc sống xa hoa nơi đây; nhưng cuối cùng vẫn quyết định sẽ chữa bệnh – thể hiện rõ y đức người thầy thuốc.

Tóm tắt tác phẩm “Vào phủ Chúa Trịnh”

Tác phẩm viết về lần từ quê hương đến phủ Chúa khám bệnh của Lê Hữu Trác. Lê Hữu Trác là một lang y giỏi thời bấy giờ. Nghe danh của ông, Chúa đã mời ông đến để chữa trị cho Thế tử. Suốt quãng đường đến khám bệnh, ông đã đi từ bất ngờ này tới ngạc nhiên khác. Cũng từng là một vị quan. Tuy nhiên, khi bước vào phủ Chúa, trước sự xa hoa, lộng lẫy; ông đã cảm thấy ngạc nhiên. Sau khi vào phủ Chúa, đi qua nhiều tầng lớp của, gặp qua nhiều người hầu tập nập qua lại, ông đã hiểu rõ hơn về sinh hoạt phủ Chúa. Vào tới nơi Chúa sinh sống, ông choáng ngợp trước vẻ sơn son thiếc vàng; với những đồ vật hiếm lạ của nơi đây. Vào tới nơi, ông chưa gặp được Chúa, trong lúc chờ đợi, ông được nếm thử qua mỹ vị nơi đây. Ông tới đây với nhiệm vụ chính là bắt mạch, chẩn bệnh cho Thế tử.  Khi nhìn thấy Thế tử, ông đánh giá Thế tử là người gầy gò ốm yếu. Bắt mạch xong, ông chẩn Thế tử là sống ở nơi xa hoa, ăn những món ăn bổ, không có sự vận động dẫn đến lục phủ ngũ tạng yếu. Ông suy nghĩ về quyết định có chữa trị cho Thế tử hay không. Nhưng vơi lòng tận tâm với nghề, lòng trung thành với nước. Ông kê đơn thuốc cho Thế tử rồi xin giã từ về nhận Thánh chỉ. 

=> Như vậy, đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh” với hai phân đoạn cuộc sống xa hoa và tâm tư tác giả. Nhưng đã tái hiện rõ hiện thực phủ Chúa, cùng sự xem thường danh lợi, quyền cao chức trọng của tác giả.

Giá trị nội dung

Đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh” thể hiện rõ tài năng quan sát tinh tế và chân thực của Lê Hữu Trác. Để từ đó, tác phẩm ra đời là sự khắc họa rõ nét hiện thực một cuộc sống xa hoa, đồi truỵ nơi phủ Chúa. Tác phẩm còn là sự phản ánh đối lập giữa hiện thực đời sống nhân dân lầm than, đói nghèo, bất hạnh với khung cảnh sinh hoạt sung túc, tấp nập, lộng lẫy quyền uy nơi phủ Chúa. Tác phẩm khắc họa một tâm hồn danh y tài đức vẹn toàn. Luôn đặt cái tâm với nghề lên trên hết. Dù là người nghèo, người giàu sung túc, ông đều sẵn sàng cứu giúp. Qua đó, cũng thể hiện tâm sự đức độ, phẩm hạnh cao quý của Hải Thượng Lãn Ông.

Giá trị nghệ thuật

“Vào phủ Chúa Trịnh” là tác phẩm được thể hiện rõ nét đặc sắc nghệ thuật kí của Lê Hữu Trác:

Trên đây là bài Tóm tắt “Vào phủ Chúa Trịnh” của tác giả Lê Hữu Trác. Thông qua bài viết các bạn học sinh có thể tham khảo thêm thông tin về tác giả, tác phẩm cũng như những giá trị mà tác phẩm mang đến.

Xem thêm: Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) của tác giả Hồ Chí Minh

Ngữ Văn Lớp 11 -