6 mở bài “Vợ nhặt” của Kim Lân hay và đầy đủ nhất

Mở bài Vợ nhặt hay nhất và đầy đủ nhất không phải người nào cũng làm được. Vì thế, hãy tham khảo 6 mở bài Vợ nhặt này nhé.

Bạn đã đọc “Vợ nhặt” của Kim Lân và thực sự cảm nhận sâu sắc ý nghĩa mà tác giả truyền đến nhưng chưa thể suy nghĩ ra mở bài hay và ưng ý nhất. Vậy hãy theo dõi 6 mở bài hay nhất về tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân ở dưới đây nhé. Đây là một truyện ngắn xuất sắc, tạo nên nét độc đáo riêng; đồng thời tạo nên sự đồng cảm sâu sắc với người đọc. Chính vì vậy, tham khảo cho mình một mở bài hay và xúc động cũng chính là sự thành công bước đầu cho bài viết của bạn đấy.

6 mở bài “Vợ nhặt” của Kim Lân hay và đầy đủ nhất

Mở bài Vợ Nhặt – Kim Lân

Mở bài hay về truyện ngắn “Vợ nhặt”

Mở bài 1

Mỗi tác phẩm sống trong cuộc đời đều có một sinh mệnh riêng với những giá trị không hề trộn lẫn. Sức sống của tác phẩm ấy khởi phát tinh hoa và tinh huyết của người sinh thành ra nó. Tuy nhiên “Tác phẩm văn học chân chính luôn nằm ngoài định luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết.” (Sedorin) Bởi, bản chất của “Văn học cuối cùng là viết về trái tim của con người” (Macxim Malie). “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân có thể được con là một kiệt tác trong sự nghiệp của nhà văn. Đồng thời là truyện ngắn xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tác phẩm là sự khúc xạ gương mặt xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945; và là bài ca tuyệt đẹp về khát vọng và tình người, với sức sống kì diệu của người nông dân đất Việt. Hãy cùng cảm nhận vẻ đẹp ấy của người nông dân qua tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân.

Mở bài 2

“Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự giãi bày và gửi gắm tâm tư” (Lê Ngọc Trà), Quả thật, trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam, nếu Lê Thị Minh Khuê viết về hình tượng người lính, hình tượng của các cô gái thanh niên xung phong; thì đến với Kim Lân, người đọc sẽ được cảm nhận một phong cách viết hết sức độc đáo, và đầy cảm động về những con người nông thôn. Tác phẩm “Vợ nhặt” chính là sự gửi gắm tư tưởng, tình cảm của Kim Lân đến với người đọc về số phận của con người. Bên cạnh đó, tác phẩm còn là sự khẳng định, ngợi ca bản chất tốt đẹp và sức mạnh kì diệu của người nông dân trong cái đói nghèo đến queo quắt. Tác phẩm là tiếng nói lên án hiện thực xã hội trước Cách mạng, cái đói, cái nghèo làm con người khổ sở. Cũng từ những khổ sở ấy, Kim Lân đã bày tỏ niềm thương xót, đồng cảm của mình với số phận của họ. 

Mở bài 3

“Mỗi nhà văn là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ” (Sekhop). Quả thật là vậy, mỗi nhà văn đều mang trong mình thiên sứ đi tìm cái uẩn khuất trong góc tối của cuộc đời. Để rồi từ đó, đứa con tinh thần mà họ tạo dựng, cũng chính là sự tạo dựng nên nét đẹp tâm hồn họ – nét đẹp nhân đạo từ sâu trong lương tâm. Trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân xuất hiện chính là một nhà văn nhân đạo; cùng với kiệt tác “Vợ nhặt”, tác phẩm tiêu biểu trong nền văn xuôi Việt Nam đã làm nổi bật phong cách viết lách của tác giả. Tác phẩm “Vợ nhặt” không chỉ thu hút người đọc với nhan đề độc đáo; mà còn thu hút người đọc với lối văn chân thực, phản ánh rõ nét mọi góc khuất của xã hội trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Để rồi, từ sự phản ánh đó, tác giả khắc họa rõ nét cái đói nghèo hành hạ đời sống người con người nông thôn, và khắc họa tâm hồn “đói cho sạch rách cho thơm” của họ.

Mở bài 4

“Sứ mệnh chân chính của người nghệ sĩ là dẫn đường cho người đọc đến với xứ sở của cái đẹp” (Pautopxki). Từ bao đời nay, người nghệ sĩ luôn là người dẫn dắt chỉ đường chỉ người đọc bước vào xứ sở câu chuyện của mình. Nếu về mảng thơ ca: Xuân Diệu dẫn người đọc bước vào thế giới thơ tình ông đầy ngọt ngày; về phía văn xuôi Nam Cao xoáy sâu vào cái hố đen của cuộc đời người nông dân nghèo, thì đến với Kim Lân, cũng là hình tượng khắc hoạ cho người nông dân, nhưng với Kim Lân, nét bút của ông vẫn nhường lại cho họ sự sống, sự quay đầu và thương cảm sắc son với họ. Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân khắc họa cái đói, cái nghèo của tình cảnh xã hội Việt Nam trước Cách Mạng Tháng Tám năm 1945. Tác phẩm là hiện thân của một gia đình nghèo, họ vô tình gặp gỡ và tạo dựng nên một cuộc sống hạnh phúc giữa khung cảnh khắc nghiệt đói nghèo cùng cực. Truyện ngắn cũng thể hiện tài năng, cùng sự đồng cảm sâu sắc của tác giả dành cho những lớp người nông dân nghèo của xã hội cũ.

Mở bài 5

“Cái đẹp cứu vớt con người” (Doxtoiepxki). Thật quả là như vậy. Với sức mạnh của ánh sáng tình người, với lòng tin yêu, và với cái vẻ đẹp tâm hồn sâu thẳm trong người phụ nữ ấy, mà tác giả Kim Lân đã tạo nên một kiệt tác văn xuôi đáng trân trọng. Nhà văn Kim Lân là tác giả tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Đặc biệt, tác phẩm “Vợ nhặt” là kiệt tác cho phong cách viết truyện độc đáo và giàu tình yêu thương. Tác phẩm mở ra trong lòng người đọc câu chuyện đẹp giữa nạn đói năm 1945 – người người, nhà nhà ốm tong ốm teo. Giữa nạn đói ấy, giữa những khát khao mong ấm no hạnh phúc ấy, Kim Lân đã thể hiện một hồn văn chương sâu sắc và đặc biệt cảm thông, yêu thương cộng khổ với những người nông dân nghèo. Hãy cùng cảm nhận những cung bậc cảm xúc từ buồn tủi đến vui buồn của đứa con tinh thần mà Kim Lân xây dựng trong kiệt tác “Vợ nhặt”.

Mở bài 6

“Văn học là cuộc đời. Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học” (Khuyết danh). Đối với mỗi người nghệ sĩ chân chính, họ đều có sự ý thức to lớn về mối tương quan giữa hiện thực và cuộc sống. Đời sống của con người luôn là đề tài rộng lớn, là mảnh đất đầy màu mỡ, không bao giờ vơi cạn trong dòng chảy của hiện thực. Là nơi các tác giả được dấn thân và trải nghiệm, qua đó có thể chắt chiu, thể hiện rõ nét tư tưởng, tình cảm cua mình với hiện thực khốc liệt nơi cuộc đời con người. Trong dòng chảy của nền văn xuôi Việt Nam, tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân chính là sự hiện lên như một lời thao thức về cảnh sống khốn khó của người nông dân nghèo, là hiện thực khát vọng ấm no, hạnh phúc của họ suốt bao đời.

Trên đây là 6 mở bài về tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn!

Xem thêm: Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ “Sóng” – Lớp 12

Ngữ Văn Lớp 12 -