Phó từ là gì? Tìm hiểu về cách sử dụng của phó từ
Phó từ là gì? Chắc hẳn chúng ta đều biết ngữ pháp Việt Nam vô cùng đa dạng. Với dạng phó từ này chính là một dạng có ý nghĩa quan trọng trong bài viết.
Khi học ngữ pháp tiếng Việt thì chúng ta sẽ được tiếp xúc với rất nhiều dạng từ khác nhau. Trong đó, phó từ là một dạng từ được dùng rất phổ biến trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên có nhiều bạn vẫn chưa thực sự hiểu rõ về phó từ là gì cũng như cách sử dụng của phó từ. Vậy thì những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về dạng từ này nhé!
Nghĩa của phó từ là gì?
Phó từ được biết đến là một dạng từ quen thuộc và được ứng dụng nhiều trong các câu văn. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm bắt rõ được nghĩa của phó từ là gì? Với kiến thức về phó từ thì đây là kiến thức đã được biên soạn trong bộ sách giáo khoa lớp 6. Kiến thức này đã được học từ lâu nên có nhiều bạn cũng thường quên về nghĩa của chúng.
Khi chúng ta nói về phó từ thì có các từ ngữ đi kèm bao gồm động từ, trạng từ, tính từ nhằm bổ sung nghĩa cho các động từ, trạng từ, tính từ ở trong câu. Để có thể xác định rõ được phó từ trong câu văn thì bạn cần phải biết được các động từ, tính từ, trạng từ
Ví dụ:
- Phó từ thường được dùng để bổ sung nghĩa cho động từ là: đang, đã, chưa, từng…
- Phó từ thường được dùng để bổ sung nghĩa cho các tính từ là: lắm, rất, khá, hơi…
Lưu ý về phó từ:
- Phó từ chính là một loại hư từ nên nó không có chức năng để gọi tên cho các sự vật, tính chất, hành động. Còn đối với các động từ, danh từ, tính từ thì có chức năng gọi tên cho các sự vật, tính chất, hành động nên được gọi là thực từ.
- Đối với phó từ thì chỉ đi kèm cũng như bổ sung nghĩa cho tính từ và động từ nhưng nó lại không đi cùng với danh từ.
Ví dụ:
- “Sẽ học/ đang đi/ luôn tốt”=> Phó từ sẽ là “ sẽ, đang, luôn” đi kèm với tính từ, động từ bổ sung ý nghĩa cho động từ là “ học, đi” tính từ “tốt”.
- Không thể đi kèm cùng với các danh từ như “ Sẽ giáo viên/đang học sinh”
Các loại phó từ chủ yếu
Như vậy bạn có thể hiểu về nghĩa của phó từ là gì? Đối với phó từ thì có 7 loại phổ biến được ứng dụng cụ thể như sau:
- Phó từ chỉ quan hệ bao gồm các từ như: “rất, lắm, thật, cực kỳ, bởi” với loại từ này thì có thể dùng để đứng trước hoặc sau động từ, tính từ.
- Phó từ chỉ quan hệ thời gian gồm các từ như: “ từng, đang, mới, về, sẽ, đã, vừa” và đứng trước tính từ, động từ.
- Phó từ chỉ khả năng như là: “được”, nó sử dụng để đứng sau tính từ, động từ
- Phó từ chỉ sự cầu khiến gồm: “ đừng”, nó sử dụng để đứng trước động từ, tính từ
- Phó từ chỉ sự phủ định gồm: “ vẫn chưa, không, chẳng”, dùng để đứng trước động từ, tính từ
- Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự gồm: “ vẫn, cũng, đều, còn, cứ” dùng để đứng trước động từ, tính từ
- Phó từ để chỉ hướng, kết quả gồm: “ được, ra, vào, xuống, lên”, dùng để đứng sau tính từ, động từ
Chúng ta cũng có thể hiểu đơn giản bằng cách chia phó từ thành 2 loại là phó từ đứng trước động từ, tính từ và phó từ đứng sau động từ, tính từ.
Các ví dụ của phó từ
Như vậy bạn có thể biết được nghĩa cũng như các loại phó từ được sử dụng. Bạn có thể tham khảo các ví dụ như sau:
- Giúp bổ sung nghĩa về mặt thời gian như: đương, sẽ, đang, sắp… Ví dụ: Anh ấy đang kể về điểm tốt của chị gái. => “Đang” được hiểu là phó từ có ý nghĩa dùng để chỉ cho mốc thời gian hiện tại.
- Giúp bổ sung ý nghĩa về mặt tương tự, tiếp diễn như: cũng, vẫn… Ví dụ: Ngoài việc học, tôi cũng đang đi dạy thêm. => “ Cũng” là phó từ chỉ sự tiếp diễn của 2 công việc.
- Giúp bổ sung ý nghĩa về mức độ: lắm, rất, quá… Ví dụ: Chiếc điện thoại này rất đẹp. => “ Rất” được hiểu là phó từ dùng để chỉ cho mức độ đẹp của chiếc điện thoại.
- Giúp bổ sung nghĩa về mặt cầu khiến: chớ, thôi, đừng… Ví dụ: Đừng đi đâu quá xa . => “ Đừng” là phó từ cầu khiến không nên đi đâu xa.
- Giúp bổ sung nghĩa về mặt phủ định: Chưa, chẳng, không… Ví dụ: Đứng trước lớp quá đông khiến tôi không thể tự tin. => “Không” là phó từ chỉ sự phủ định.
- Giúp bổ sung ý nghĩa về mặt khả năng: có lẽ, có thể, không thể… Ví dụ: Chúng ta có thể hoàn thành bài tập trước khi hết thời hạn. => “ Có thể” phó từ dùng để thể hiện cho khả năng.
Trên đây là lời giải đáp về phó từ là gì? Đồng thời bài viết đã giúp bạn nắm bắt được các loại phó từ và ví dụ cụ thể. Mong rằng qua những thông tin trên có thể giúp ích để bạn ứng dụng vào cuộc sống nhé!
- Xem thêm: Due date là gì? Cách dùng của Due date chuẩn nhất
Due date là gì? Cách dùng của Due date chuẩn nhất
Incentive là gì? Vai trò quan trọng của việc khích lệ người khác
Phường tiếng Anh là gì? Cách viết địa chỉ tiếng Anh chuẩn nhất
IBM là gì? Khám phá tất tần tật những thông tin về IBM
Dịch vụ công trực tuyến là gì? Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến
Follow up là gì? Hướng dẫn cách tạo follow up thành công
I love you 3000 là gì? Tìm hiểu nghĩa, nguồn gốc của cụm từ