Biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước Lớp 7

Biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương có chứa các giá trị nghệ thuật sâu sắc và hiệu quả.

Trong chương trình ngữ văn lớp 7, “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương xuất hiện như một điểm nhấn, với cách tác giả sử dụng sâu sắc các biện pháp nghệ thuật, sử dụng nhuần nhị biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,… Hãy cùng tham khảo bài làm về: Biện pháp nghệ thuật trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương ở phía dưới nhé.

Biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước Lớp 7

Biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Bánh Trôi Nước

Tác giả – Tác phẩm

Giá trị nội dung

“Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật” (Bêlinxki). Quả thật, thơ Hồ Xuân Hương chính là viết về cuộc đời bà, để rồi từ cuộc đời ấy, nghệ thuật mới sinh sôi. Bài thơ “Bánh trôi nước” mở ra với nhiều những tầng nghĩa hiện thực xen lẫn ẩn dụ. Để rồi qua từng lớp nhào nặn của chiếc bánh trôi, tầng lớp nghĩa của tác phẩm hiện lên ngày một rõ ràng và sâu sắc. Để từ chiếc bánh ấy, hình tượng người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên dần rõ rệt. Hình ảnh chiếc bánh trôi được bà tả trần thực đến tột cùng, cũng như sự đau đáu tình yêu thương đến tận cùng đau đớn của người phụ nữ trong tình yêu. 

Trong thời kì phong kiến, trong sự bất công và cổ hủ. Người con gái hiện lên đơn độc, không có chỗ dựa để nói lên tiếng nói chân chính trong tâm hồn. Để rồi, “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương ra đời là tiếng nói cảm thông cho số phận người phụ nữ, cũng là tiếng lòng khao khát được nói lên khát vọng yêu đích thực của nhân vật trữ tình. Thân phận người phụ nữ dưới ngòi bút và nỗi lòng sẻ chia của tác giả hiện lên với sự bất hạnh, sự tủi hổ, sự bất công trong tình cảm, và không thể làm chủ chính mình. Ấy vậy mà, chịu mọi khổ đau, bất công, chịu mọi lời định kiến, nhưng người con gái ấy vẫn son sắt, thuỷ chung. Đó cũng chính là vẻ đẹp đức hạnh của người phụ nữ, luôn sẵn sàng cam chịu bất công, chỉ mong nhận lại dù một chút tình thương.

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.

Trong bài thơ “Bánh trôi nước”, tác giả Hồ Xuân Hương sử dụng nhuần nhị các biện pháp tu từ như:

=> Tóm lại, bài thơ “Bánh trôi nước” hiện lên với lớp nghĩa thực là tác giả miêu tả về bánh trôi, loại bánh cổ truyền của dân tộc, thứ bánh ấy vừa trắng trẻo, vừa mềm dẻo, vừa ngọt bùi thơm ngon. Để rồi từ sự khắc họa bánh trôi, Hồ Xuân Hương ẩn dụ để nói về thân phận người phụ nữ giữ dòng chảy của xã hội phong kiến, phải chịu những bất công, những khắc nghiệt. Đồng thời, bài thơ là sự cảm thông của tác giả với số kiếp hẩm hiu của người phụ nữ, song qua đó, tác giả cũng ca ngợi vẻ đẹp chân thành của người phụ nữ trong tình yêu.

Dàn ý phân tích tác phẩm: 

Hình ảnh bánh trôi nước:

Hình ảnh người phụ nữ:

=> Như vậy, hai hình ảnh tưởng không đồng điệu mà lại tương đồng nhau, tạo nên vẻ đẹp tuyệt diệu cho bài thơ. Bằng cách liên tưởng hết sức táo bạo và độc đáo, Xuân Quỳnh hoà quyện hai hình ảnh ấy lại với nhau, rồi từ đó vừa làm nổi bật món ăn dân gian, vừa làm khắc sâu trong lòng mỗi người về hình ảnh người phụ nữ công – dung – ngôn – hạnh.

Trên đây là bài tham khảo về biện pháp nghệ thuật trong bài thơ “Bánh trôi nước “ của Xuân Quỳnh. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

Xem thêm: Dàn ý tả cây phượng hay đầy đủ và ý nghĩa nhất

Ngữ Văn Lớp 7 -