Bố cục và biện pháp nghệ thuật bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Bố cục, biện pháp nghệ thuật bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được liệt kê chi tiết cụ thể giúp học sinh có thêm kiến thức về bài thơ.

Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, có nhiều tác phẩm thuộc nhiều chủ đề khác nhau. Trong đó, tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận xuất hiện với sự miêu tả đặc sắc về khung cảnh của một đoàn thuyền ra khơi và trở về. Qua bài thơ ta thấy rõ tài năng và tình cảm sâu sắc của tác giả. Hãy cùng tìm hiểu bố cục, biện pháp nghệ thuật bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ở dưới đây nhé.

Bố cục và biện pháp nghệ thuật bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Bố cục, biện pháp nghệ thuật bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Bố cục bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”:

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được chia làm 3 phần như sau:

=> Như vậy, bài thơ diễn ra theo đúng trình tự của công cuộc ra khơi. Với hai khổ thơ đầu là khung cảnh đoàn thuyền ra khơi vào một buổi chiều tà, khi nắng đã tắt. Tiếp đó bốn khổ thơ tiếp theo là khung cảnh của đoàn thuyền khi ở trên biển khơi, giữa muôn sao và ánh trăng bàng bạc. Khi đoàn thuyền đang tất bật với công việc đánh bắt, giăng lưới của mình, cũng là khi mọi người đang chìm trong sự nghỉ ngơi. Khổ thơ cuối cùng là hình ảnh đoàn thuyền chạy đua với sự xuất hiện của bình minh. Đoàn thuyền trở về đất liền với khoang cá đầy ắp, với tiếng reo vui của mọi người. Và sự bắt đầu náo nhiệt của một ngày làm việc mới.

Biện pháp nghệ thuật bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”:

Tác phẩm được tác giả sử dụng rất nhiều các biện pháp tu từ, thể hiện sâu sắc qua từng khổ thơ:

     –  “Mặt trời xuống núi như hòn lửa”. Câu thơ là sự so sánh hết sức sâu sắc mà tinh tế của tác giả đối với hình ảnh mặt trời lặn. Khung cảnh mặt trời khuất dần hiện lên qua phép so sánh như rực lửa cả một khoảng trời, như sưởi ấm tâm hồn con người.

     –  “Cá thu biển Đông như đoàn thoi”. Câu thơ là sự qua sát tỉ mỉ của tác giả về khung cảnh ra khơi, đoàn thuyền gặp được nhiều vùng cá, ở đó, từng đàn từng đàn cá nối đuôi nhau, người ngư dân thì từng lần từng lần quăng lưới. Đàn cá thu được miêu tả như đoàn thoi nhằm nhấn mạnh sự bội thu của buổi đánh cá.

     –  “Biển cho ta cá như lòng mẹ”. Đã có câu hát cất cao: “Lòng mẹ dạt dào như biển Thái Bình dạt dào.” Quả thật là vậy, biển cả bao la rộng lớn, như lòng người mẹ thương con, sẵn lòng sẻ chia, giúp đỡ con. 

     –  “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.” Câu thơ nhân hóa tiếng thở ở đây là tiếng rì rào sóng vỗ, là tiếng cá quẫy đuôi trên mặt nước, là tiếng đàn cá như cất vang nhịp điệu cùng biển khơi và thuyền. Đồng thời, tiếng thở ấy cũng có thể là tiếng lòng ẩn dụ của nhà thơ đang mong ngóng về vẻ đẹp của Hạ Long, nơi biển cả ngày nắng xanh trong, đêm lại mang đến vẻ đẹp của trăng bạc và sao vàng đang lùa nhịp sóng tung tăng.

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm với gió khơi.”

Ở đây, tác giả gắn kết đoàn thuyền đánh cá với vẻ đẹp mênh mông của biển khơi, gắn kết đoàn thuyền với những chuyến ra khơi vào chiều hoàng hôn; gắn đoàn thuyền với câu hát căng buồm, với câu hát gọi cá vào lưới. Biển cả mênh mông, mà ở đó, đoàn thuyền hiện lên với vẻ đẹp oai hùng, với sức mạnh nâng đỡ của thiên nhiên là gió. Để mỗi lần ra khơi đều thuận lợi, đều căng tràn khoang mẻ cá bội thu. Câu hát căng buồm để ra khơi, là câu hát thuận buồm xuôi gió, là câu hát mang đến niềm tin bội thu, là câu hát vui vẻ tạo nên động lực to lớn cho người ngu dân trên chặng hành trình ra khơi.

Biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở đây nhằm khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người. Là niềm vui hồ hởi của tác giả với khung cảnh ra khơi gặp nhiều may mắn của đoàn thuyền đánh cá.

Như vậy, các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài nhằm tăng sức gợi hình, gợi tả cho tác phẩm. Đồng thời qua đó cũng nói lên tâm trạng vui vẻ của tác giả trước khung cảnh này.

Trên đây là bài tham khảo về: Bố cục, biện pháp nghệ thuật của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Hy vọng sẽ giúp ích cho bài làm của các bạn.

Xem thêm: Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng – Kim Lân

Ngữ Văn Lớp 9 -