Các dạng toán tìm X lớp 3 có ví dụ giải
Tìm X là dạng toán cơ bản trong chương trình Toán lớp 3. Để làm được bài toán tìm X các em cần phải kết hợp các phép tính đã học.
Nếu nắm chắc các phép tính nhân, chia, cộng, trừ cùng với các quy tắc chuyển vế linh hoạt thì chắc chắn các em học sinh lớp 3 sẽ làm được tất cả các bài toán tìm X cơ bản trong chương trình học.
Tìm X là gì?
Tìm X là dạng toán tìm giá trị của ẩn X trong một phép tính.
Dạng toán tìm X các em đã được học trong chương trình Toán lớp 2.
Ví dụ: Tìm X
a) X + 1035 = 2130
X = 2130 – 1035
X = 1095
b) X : 35 = 24
X = 24 x 35
X = 840
Các kiến thức cần nhớ trong bài toán tìm X
– Các phép tính:
+ Phép cộng: Số hạng + Số hạng = Tổng
+ Phép trừ: Số bị trừ – Số trừ = Hiệu
+ Phép nhân: Thừa số x Thừa số = Tích
+ Phép chia: Số bị chia : Số chia = Thương
– Quy tắc thực hiện phép tính:
+ Nhân chia trước, cộng trừ sau.
+ Nếu chỉ có cộng trừ, hoặc chỉ có nhân chia thì thực hiện từ trái qua phải.
Các dạng bài tập tìm X lớp 3
Dạng 1: Tìm x trong tổng, hiệu, tích, thương của số cụ thể ở vế trái – số nguyên ở vế phải
Phương pháp:
– Bước 1: Nhớ lại quy tắc, thứ tự của phép cộng, trừ, nhân, chia
– Bước 2: triển khai tính toán
Ví dụ: Tìm X
Ví dụ 1:
a) 1264 + X = 9825 X = 9825 – 1264 X = 8561 | b) X + 3907 = 4015 X = 4015 – 3907 X = 108 |
c) 1521 + X = 2024 X = 2024 – 1521 X = 503 | d) 7134 – X = 1314 X = 7134 – 1314 X = 5820 |
e) X – 2006 = 1957 X = 1957 + 2006 X = 3963 |
Ví dụ 2:
a) X x 4 = 252 X = 252 : 4 X = 63 | b) 6 x X = 558 X = 558 : 6 X = 93 |
c) X : 7 = 103 X = 103 x 7 X = 721 | d) 256 : X = 8 X = 256 : 8 X = 32 |
Dạng 2: Bài toán có tổng, hiệu, tích, thương của một số cụ thể ở vế trái – biểu thức ở vế phải
Phương pháp:
– Bước 1: Nhớ lại quy tắc thực hiện phép tính nhân, chia, cộng, trừ
– Bước 2: Thực hiện phép tính giá trị biểu thức vế phải trước, sau đó mới thực hiện bên trái
– Bước 3: Trình bày, tính toán
Ví dụ: Tìm X
Ví dụ 1:
a) X : 5 = 800 : 4 X : 5 = 200 X = 200 x 5 X = 1000 | b) X : 7 = 9 x 5 X : 7 = 45 X = 45 x 7 X = 315 |
c) X x 6 = 240 : 2 X x 6 = 120 X = 120 : 6 X = 20 | d) 8 x X = 128 x 3 8 x X = 384 X = 384 : 8 X = 48 |
e) X : 4 = 28 + 7 X : 4 = 35 X = 35 x 4 X = 140 | g) X x 9 = 250 – 25 X x 9 = 225 X = 225 : 9 X = 25 |
Ví dụ 2:
a) X + 5 = 440 : 8 X + 5 = 55 X = 55 – 5 X = 50 | b) 19 + X = 384 : 8 19 + X = 48 X = 48 – 19 X = 29 |
c) 25 – X = 120 : 6 25 – X = 20 X = 25 – 20 X = 5 | d) X – 35 = 24 x 5 X – 35 = 120 X = 120 + 35 X = 155 |
Dạng 3: Tìm X có vế trái là biểu thức hai phép tính và vế phải là một số nguyên
Phương pháp:
– Bước 1: Nhớ lại kiến thức phép cộng trừ nhân chia
– Bước 2: Thực hiện phép cộng, trừ trước rồi mới thực hiện phép chia nhân sau
– Bước 3: Khai triển và tính toán
Ví dụ: Tìm X
Ví dụ 1:
a) 403 – X : 2 = 30 X : 2 = 403 – 30 X : 2 = 373 X = 373 x 2 X = 746 | b) 55 + X : 3 = 100 X : 3 = 100 – 55 X : 3 = 45 X = 45 x 3 X = 135 |
c) 75 + X x 5 = 100 X x 5 = 100 – 75 X x 5 = 25 X = 25 : 5 X = 5 | d) 245 – X x 7 = 70 X x 7 = 245 – 70 X x 7 = 175 X = 175 : 7 X = 25 |
Dạng 4: Tìm X có vế trái là một biểu thức hai phép tính – vế phải là tổng hiệu tích thương của hai số
Phương pháp:
– Bước 1: Nhớ quy tắc tính toán phép cộng trừ nhân chia
– Bước 2: Tính toán giá trị biểu thức vế phải trước, sau đó rồi tính vế trái. Ở vế trái ta cần tính toán trước đối với phép cộng trừ
– Bước 3: Khai triển và tính toán
Ví dụ: Tìm X
Ví dụ 1:
a) 375 – X : 2 = 500 : 2 375 – X : 2 = 250 X : 2 = 375 – 250 X : 2 = 125 X = 125 x 2 X = 250 | b) 32 + X : 3 = 15 x 5 32 + X : 3 = 75 X : 3 = 75 – 32 X : 3 = 43 X = 43 x 3 X = 129 |
c) 56 – X : 5 = 5 x 6 56 – X : 5 = 30 X : 5 = 56 – 30 X : 5 = 26 X = 26 x 5 X = 130 | d) 45 + X : 8 = 225 : 3 45 + X : 8 = 75 X : 8 = 75 – 45 X : 8 = 30 X = 30 x 8 X = 240 |
Ví dụ 2:
a) 125 – X x 5 = 5 + 45 125 – X x 5 = 50 X x 5 = 125 – 50 X x 5 = 75 X = 75 : 5 X = 15 | b) 350 + X x 8 = 500 + 50 350 + X x 8 = 550 X x 8 = 550 – 350 X x 8 = 200 X = 200 : 8 X = 25 |
c) 135 – X x 3 = 5 x 6 135 – X x 3 = 30 X x 3 = 135 – 30 X x 3 = 105 X = 105 : 3 X = 35 | d) 153 – X x 9 = 252 : 2 153 – X x 9 = 126 X x 9 = 153 – 126 X x 9 = 27 X = 27 : 9 X = 3 |
Dạng 5: Tìm x có vế trái là một biểu thức có dấu ngoặc đơn – vế phải là tổng, hiệu, tích, thương của hai số
Phương pháp:
– Bước 1: Nhớ lại quy tắc đối với phép cộng trừ nhân chia
– Bước 2: Tính toán giá trị biểu thức vế phải trước, sau đó mới thực hiện các phép tính bên vế trái. ở vế trái thì thực hiện ngoài ngoặc trước trong ngoặc sau
Ví dụ: Tìm X
Ví dụ 1:
a) (X – 3) : 5 = 34 (X – 3) = 34 x 5 X – 3 = 170 X = 170 + 3 X = 173 | b) (X + 23) : 8 = 22 X + 23 = 22 x 8 X + 23 = 176 X = 176 – 23 X = 153 |
c) (45 – X) : 3 = 15 45 – X = 15 x 3 45 – X = 45 X = 45 – 45 X = 0 | d) (75 + X) : 4 = 56 75 + X = 56 x 4 75 + x = 224 X = 224 – 75 X = 149 |
Ví dụ 2:
a) (X – 5) x 6 = 24 x 2 (X – 5) x 6 = 48 (X – 5) = 48 : 6 X – 5 = 8 X = 8 + 5 X = 13 | b) (47 – X) x 4 = 248 : 2 (47 – X) x 4 = 124 47 – X = 124 : 4 47 – X = 31 X = 47 – 31 X = 16 |
c) (X + 27) x 7 = 300 – 48 (X + 27) x 7 = 252 X + 27 = 252 : 7 X + 27 = 36 X = 36 – 27 X = 9 | d) (13 + X) x 9 = 213 + 165 (13 + X) x 9 = 378 13 + X = 378 : 9 13 + X = 42 X = 42 – 13 X = 29 |