Cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
Cảm nghĩ về bài thơ “Bánh trôi nước” là một đề bài khá khó, sau đây chúng tôi gửi tới các bạn bài mẫu dùng lời văn hay và giàu cảm xúc nhất.
Trong dòng chảy của nền thi ca trung đại, cái tên Hồ Xuân Hương với biệt tài “Bà chúa Thơ Nôm” đã trở thành một tượng đài thi ca rất xuất chúng của thơ trung đại. Đối với thi ca, các tác phẩm của bà tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội cũ chịu nhiều đau đớn; song vẫn luôn một lòng ca cả với tình yêu. Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương trong chương trình Ngữ văn lớp 7 chính là một kiệt tác như vậy. Dưới đây là bài làm mẫu của chúng mình về: Cảm nghĩ về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Hy vọng bài làm của mình sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các bạn. Hãy đón đọc để tham khảo cách làm bài nhé!
Cảm nghĩ về bài thơ “Bánh trôi nước”’của Hồ Xuân Hương.
Bài cảm nghĩ về “Bánh trôi nước” số 1:
“Thơ ca cổ kim đều viết bằng huyết lệ” (Lâm Ngữ Đường). Thơ chính là vậy, là hạt giống được nhân vật trữ tình nhen nhóm lên từ chính những tinh hoa, tinh huyết; từ chính tâm hồn sâu sắc đang dạt dào bộc lộ cảm xúc của thi sĩ. Để rồi qua những vần thơ ấy, các tác phẩm hiện lên chính là tiếng tâm hồn, tiếng đồng lòng, đồng điệu; có thể là tiếng xót thương vừa riêng vừa chung cho những người đang trong hoàn cảnh giống mình. Chính từ những dạt dào cảm xúc, từ tiếng hát cất lên trong sâu thẳm trái tim của mình, các thi phẩm lần lượt ra đời, trở thành những kiệt tác, những dòng chảy có êm ả, có cuộn trào trong nền thi ca trung đại. Và trong dòng chảy cuồn cuộn ấy, bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương chính là tác phẩm vừa nói lên sự hiu quạnh, lẻ loi người phụ nữ trong tình yêu lứa đôi; vừa nói lên những sự son sắt, thủy chung kiên định trong tình yêu. Qua bài thơ tác giả nói lên tâm trạng của mình; đồng thời phê phán, tố cáo xã hội cũ hà khắc với người phụ nữ.
“Thơ ca là sự phản ánh con người và thời đại một cách cao đẹp” (Sóng Hồng). Quả thật, “Bánh trôi nước” chính là tác phẩm tạo nên con người thi sĩ Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương là nữ sĩ sống ở cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX. Các sác tác của bà hầu hết được viết bằng chữ Nôm. Bà được ông hoàng thơ tình Xuân Diệu mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Thơ ca của Hồ Xuân Hương được biết đến với niêm luật chặt chẽ, quá đó bộc lộ những tiếng lòng chân thành trong tình yêu mà người đời gọi là “thanh thanh tục tục”. Hồ Xuân Hương được cho là sinh ra trong thời đất nước có phần loạn lạc; song nhà thơ lại được hưởng cuộc sống khá đầy đủ, vẹn toàn. Phong cách viết tự nhiên, có phần phóng túng trong tình yêu của bà là nguồn cảm hứng cho các thế hệ thi sĩ muôn đời. Các tác phẩm thơ của bà, hầu hết đều là thơ viết bằng chữ Nôm, tiêu biểu như: “Bánh trôi nước”, “Cái quạt”, “Cảnh thu”, “Nhớ người cũ”,… bên cạnh đó vẫn có tác phẩm chữ Hán như: “Độ Hoa Phong”, “Hải ốc trù”,…. Trong đó, “Bánh trôi nước” một tác phẩm chữ Nôm được xem như kiệt tác trong sự nghiệp của bà. Bài thơ ra đời là tiếng lòng, tiếng tâm sự dồng điệu vừa là để nói cho sự bất hạnh trong tình yêu của mình, vừa là để nói lên tâm sự trong tình yêu bất hạnh thời phong kiến của người phụ nữ.
“Thơ ca đã làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời đều trở thành bất tử” (Shelly). Quả thật là vậy, bài thơ “Bánh trôi nước” chính là sự bất tử của quãng đời, cũng như hồn thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Với bốn câu thơ mỗi câu có bảy tiếng với vần điệu, nhịp điệu, các niêm luật được xây dựng chặt chẽ với nhau. Qua những đường nét của thể thơ, cùng với cách sử dụng thanh bằng trắc hài hoà đã tạo nên một thi phẩm nghiêm ngặt về thể Đường, song lại dịu nhẹ về tiếng tâm hồn đang tha thiết nói về tình yêu của Hồ Xuân Hương. Qua bài thơ, ta thấy được tiếng tâm hồn của Hồ Xuân Hương, trước tình yêu, trước sự hà khắc của xã hội cũ. Và qua đó, cũng là sự ngợi ca về vẻ đẹp tuyệt sắc, phẩm hạnh của người phụ nữ.
“Thơ là rượu của thế gian” (Huy Trực). Quả thật, thơ chính là thứ rượu, khi thì mặn chát, đắng cay; khi lại ngọt ngào sâu sắc, ngấm sâu vào tâm hồn con người. Mà ở đó, dù là thứ rượu gì cũng là lòng con người ta say đắm ngất ngây. “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương cũng chính là thứ rượu ấy, thứ rượu khiến con người ta say đắm, say đến mê mẩn cái vần, cái điệu, say đến ngọt ngào thấm đượm cái tình cái ý trong thơ nữ sĩ:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Ngay ở câu thơ đầu tiên:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Tác giả sử dụng mô típ quen thuộc “thân em”. Trong ca dao có rất nhiều những vẫn điệu đã nói đến người con gái như vậy:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ ngoài chợ biết vào tay ai.”
hay:
“Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi.”
hoặc:
“Thân em như hạt mưa sa
Hạt xuống giếng ngọc, hạt ra ruộng cày.”
quả thật, ở với một vần điệu nào thì mô típ “thân em” ấy đều là tiếng lòng ví von về người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ khao khát tình yêu nhưng lại chẳng thể nào có được tình yêu trọn vẹn giữa nơi lầm lũi, “trọng nam khinh nữ” này. Nhà thơ dùng từ “thân em” ở đây vừa để ví thân phận của mình, song cũng là tiếng đồng điệu tâm hồn của nhà thơ dành cho tất cả những người phụ nữ đang sống trong xã hội phong kiến chịu cảnh lênh đênh vô định. “Thân em” như tiếng than ôi cho số phận bất hạnh và quá túng quẫn của người phụ nữ trong tình yêu. Không chỉ vậy, nữ sĩ còn dùng một thức ăn phổ biến trong xã hội để ví với con người và số phận của mình. “Bánh trôi nước” đây là loại bánh rất phổ biến, màu trắng, là thức ăn tráng miệng hoặc dùng là món chính cũng rất được. Ví bản thân mình như bánh trôi nước là tác giả đang nói lên sự lận đận và bấp bênh của mình. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” chính là vẻ đẹp trắng trong một lòng tròn trịa của người phụ nữ trong tình yêu. Không chỉ về sắc độ hình ảnh, ở đây tác giả còn dùng đến sắc độ của màu sắc “trắng” dường như là sự nhấn mạnh cho vẻ đẹp của người phụ nữ trong tình yêu, trong trắng, và luôn vẹn đầy son sắt phẩm hạnh. Ấy vậy mà “Hồng nhan bạc phận”, câu thơ tiếp theo lại là tiếng lòng của tác giả về sự bấp bênh, vô định của người phụ nữ trong tình yêu:
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Những chiếc bánh trôi trong quá trình nung nấu, dưới sự sôi sục của áp suất nước sẽ làm cho bánh chìm nổi. Đối với người làm bánh, đây là công đoạn bánh sắp chín lên trình bày món. Song trong giọng thơ của Hồ Xuân Hương, chiếc bánh trôi ấy lại là tiếng nói tình cảm đang tha thiết, đang lơ lửng giữa xã hội phong kiến cũ. Cuộc đời của họ trong xã hội ấy, chính là cuộc đời của những chiếc bánh “bảy nổi ba chìm”. Tác giả sử dụng thành ngữ “ba chìm bảy nổi” dường như là nhấn mạnh thêm cho số phận bất hạnh vô định giữa cuộc đời của người phụ nữ xưa. Trong cuộc đời ấy, giữa những hà khắc của xã hội người phụ nữ không có quyền lựa chọn, chỉ có thể chấp nhận cam chịu. Câu thơ vang lên là nỗi niềm chất chứa của người phụ nữ. Họ muốn được tự do, muốn được có quyền làm chủ, song xã hội ấy đâu dễ dàng buông tha cho họ.
“Thơ là tiếng lòng “ (Diệp Tiếp). Câu thơ thứ ba vang lên chính là hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội xưa, chịu số phận bất hạnh, chịu sự khắc nghiệt, cổ hủ bà chiếm đoạt của xã hội phong kiến:
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Xã hội “trọng nam khinh nữ” đã khiến cho người phụ nữ không có cho mình được tiếng nói riêng, khiến cho họ bấp bênh vô địch, không dám vượt qua định kiến, không dám vượt lên rào cản để đến với tình yêu chân chính, đòi lại tình yêu đời thường vốn có của mình. Họ chịu sự nhào nặn của xã hội. Nếu câu thơ trên nói về sự lênh đênh, thì câu thơ này như một sự nhấn mạnh và tăng trưởng của cái lênh đênh đến bất hạnh trong người phụ nữ. Đối với người làm bánh, chiếc bánh có đẹp, có ngon mắt hay không tất cả là nhờ vào đôi tay điêu luyện nhào nặn hình hài của người làm bánh. Còn đối với người phụ nữ, họ chịu sự dày vò, chịu sự nghiêm khắc, luật lệ nữ giáo của xã hội xưa. Từ “dầu” như sự buông xuôi, sự bất lực của nhân vật trữ tình. Họ không có quyền, không có thế, không được xem trọng trong đời sống xưa. Song trước sự bất công, trước những hà khắc của phong kiến xưa, người phụ nữ vẫn luôn:
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Trong thi ca trung đại, ta cũng đã từng bắt gặp sự son sắt, thủy chung này trong “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm và Đặng Trần Côn:
“Trời xanh thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.”
Tuy nhiên, nỗi lòng của người phụ nữ trong “Chinh phụ ngâm” là tiếng son sắt đợi chờ chồng nơi chiến trường chinh chiến trở về. Còn đối với thi sĩ lại là sự son sắt, nguyện chung thuỷ một đời với người thương, dẫu cho cuộc đời có bất công tới đâu, họ vẫn sẽ mãi nguyện thuỷ chung. Tình cảm ấy mà tác giả nói đến, không chỉ là tiếng lòng riêng của thi sĩ mà còn là tiếng lòng chung của tất cả người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ mong muốn được hạnh phúc, muốn một tình yêu bình dị đời thường. Trong thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Quỳnh cũng đã nguyện chung thuỷ cất tiếng:
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương.”
(“Sóng”)
Tình cảm, phẩm hạnh của người phụ nữ chính là vậy, dẫu qua bao nhiêu sóng vỗ, dẫu qua bao nhiêu trắc trở vẫn sẽ một lòng, một dạ son sắt.
“Hãy xúc động hồn thơ, cho ngọn bút cho có hồn” (Ngô Thì Nhậm). Quả thật, Hồ Xuân Hương chính là người đã xúc động những hồn thơ của mình để có thể mang đến tiếng nói đồng điệu, đồng cảm đối với những người phụ nữ trong xã hội xưa, đang phải chịu những hà khắc. Nhan đề “Bánh trôi nước” độc đáo nói về hình ảnh của chiếc bánh trôi, song lại là hình tượng đặc sắc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ son sắc, họ thuỷ chung dẫu cuộc đời có dày vò, có khó khăn tới đâu. Đó chính là phẩm hạnh của người phụ nữ.
Bài làm mẫu cảm nhận “Bánh trôi nước” số 2.
“Âm điệu là cỗ xe chuyên chở điệu hồn của thi phẩm” (Hoàng Cầm). Quả thật, thơ trước hết là những con vần rơi trên trang bản thảo, là tâm huyết của người nghệ sĩ. Đồng thời, nó cũng tiếng là tiếng hát cất cao cho những tâm hồn đang dạt dào cảm xúc. Là tiếng lòng mong muốn, tiếng khát khao trải bày tâm trạng của nhân vật trữ tình. Qua những vẫn thơ mang âm điệu tâm hồn, các tác phẩm thơ xuất hiện như những viên kim cương chiếu sáng cả khoảng trời văn chương, và soi rọi nổi bật cả sự nghiệp thi sĩ. Trong dòng chảy của nền thi ca trung đại Việt Nam, ta biết đến đại thi hào Nguyễn Du qua thi phẩm “Truyện Kiều”, và biết đến một nữ sĩ tài hoa, được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm qua “Bánh trôi nước”. Tác phẩm “Bánh trôi nước” là tiếng lòng, tiếng khắc khoải sâu thẳm về tình yêu của nhân vật trữ tình đối với hạnh phúc đời thường của mình.
“Thơ là thơ, đồng thời là nhạc, là họa là chạm khắc theo một cách riêng” (Sóng Hồng). “Bánh trôi nước” chính là nét chạm khắc riêng cho chặng đường thi ca Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương là nữ sĩ sinh ra và sống trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX. Nhiều tương truyền lịch sử cho rằng, dẫu sinh ra trong quãng thời gian đất nước khá khắc nghiệt, song bà vẫn được sống cuộc đời khuê nữ phồn tụ nhất. Phong cách thơ Hồ Xuân Hương là những vần thơ Đường Luật nghiêm ngặt về luật về vần; song từ những vẫn thơ nghiêm ngặt ấy lại là những tiếng nói bộc bạch về bản thân và về người phụ nữ trong tình yêu; mà người đời nhận xét thơ bà trong tình yêu là cái “thanh thanh tục tục”. Các tác phẩm thơ nữ sĩ chủ yếu viết bằng chữ Nôm, được Xuân Diệu mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Các tác phẩm thơ bà chủ yếu được viết theo thể thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt, với các tác phẩm tiêu biểu như: “Bánh trôi nước”, “Chùa Quán Sứ”, “Cảnh thu”, “Dỗ người đàn bà khóc chồng”,…. Bài thơ “Bánh trôi nước” viết bằng thể thất ngôn tứ tuyệt, là tác phẩm nói lên sự hà khắc của cuộc đời, và nói lên vẻ đẹp đức hạnh của người phụ nữ.
“Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời” (Sóng Hồng). Thật vậy, “Bánh trôi nước” chính là viên kim cương lấp lánh, mang đến ánh mặt trời, đến sự tài hoa của Xuân Hương cho người đọc. Với nhan đề độc đáo “Bánh trôi nước”, đây là một loại bánh phổ biến trong xã hội, có thể dùng thể làm món tráng miệng. Bánh có vị ngọt ngọt thanh thanh của đường, dẻo dẻo của bột, và có sự thơm ấm áp từ gừng. Nhan đề độc đáo là bước đầu tiên tạo nên sự thành công cho bài thơ. Tiếp đó, tác giả còn thành công trong việc sử dụng các nhịp điệu, các vần thơ tạo nên sự sâu sắc và gợi hình gợi tả đặc sắc cho tác phẩm. Ví bánh trôi để nói lên thân phận của mình, song từng nhịp, từng nhịp lại mang nét đẹp duyên dáng, uyển chuyển, son sắt của người phụ nữ. Bài thơ là tiếng lòng, tiếng tâm sự của người phụ nữ trong tình yêu, khao khát đến một hạnh phúc trọn vẹn đời thường.
“Thích một bài thơ trước hết là thích một cách nhìn, một cách nói, một cách xúc cảm; nghĩa là trước hết thích tâm hồn của một con người” (Hoài Thanh). Quả thật là vậy, thơ chính là cái nhìn tỉ mỉ hăng say quan sát đến tường tận tinh tế của tác giả; là cách nói lên tâm trạng thông qua những vần điệu vàng ngọc; và là một cách xúc cảm đến chân thành nhất, đời thực nhất về tâm trạng của bản thân, qua đó mà khắc họa nên vẻ đẹp con người. Bài thơ “Bánh trôi nước” với bốn câu thơ cùng với hai mươi tám tiếng thơ chính là cảm xúc dạt dào mong mỏi tình yêu đến mãnh liệt của người phụ nữ trong xã hội xưa:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Ngay ở câu thơ đầu tiên, ở sự ví von đầu tiên về thân phận bèo bọt của mình, nữ sĩ đã viết:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Với việc sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến: “vừa…vừa”, thi sĩ như muốn nhấn mạnh thêm sự hà khắc mà mình phải chịu trong xã hội cũ. Với câu thơ mở đầu, hình ảnh của chiếc bánh trôi nước hiện lên với vẻ ngoài “trắng-tròn” cũng chính là ẩn dụ cho vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Dẫu bị vùi dập, bị xem thường, song họ vẫn là những bông hoa tuyệt sắc. Mô típ quen thuộc “thân em” chính là nét khắc họa cho thân phận bèo bọt, rẻ rúng của người phụ nữ. Trong ca dao, có nhiều những câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ bấp bênh trong xã hội cũng với mô típ “thân em” như:
“Thân em như hạt mưa rào
Hạt vào giếng nước, hạt ra vườn rau.”
và:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đe
Ai ơi nếm thử mà xem!
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.”
Các câu ca dao trên đều là tiếng lòng than trách cho thân phận người phụ nữ trong tình yêu. Trong đời sống của xã hội phong kiến, họ mong ngóng một tình yêu đẹp, họ mong ngóng một hạnh phúc đời thường. Song, cuộc sống, lại luôn vùi dập, luôn mang họ vào bước đường cùng, khiến họ không dám vượt qua rào cản tranh đoạt tình yêu. Chỉ có thể im lặng, cam chịu số phận. Câu thơ thứ hai xuất hiện chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự háo hức tình yêu, song lại không thể vượt qua hà khắc, định kiến của xã hội:
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Thi sĩ sử dụng thành ngữ “ba chìm bảy nổi”, dường như là để nhấn mạnh thêm cho sự lênh đênh vô định, chìm nổi trong biển lớn nghịch cảnh xã hội của người phụ nữ. Đối với người đầu bếp làm bánh, công đoạn “bảy nổi ba chìm” này là công đoạn bánh được đun sôi trong nồi, tự do chìm nổi để thể hiện công đoạn chín của bánh. Song đối với sự ẩn thân của người phụ nữ; nó lại là sự lênh đênh vô định, sự bấp bênh về cuộc đời của chính mình. Họ không có quyền được quyết định về số phận của mình. Không được tự mang đến hạnh phúc riêng cho mình. Xã hội trọng nam khinh nữ khiến họ phải sống trong những chông chênh, khiến họ không thể tự kiếm tìm hạnh phúc. Khiến họ yêu mà phải chịu nhẫn nhục không dám nói ra. Họ dường như không còn mang vẻ đẹp dịu dàng, nền nã cần được che che của người phụ nữ nữa. Mà ở họ giờ đây là hình ảnh của con người kiên định, kiên nhẫn chịu đựng sống trong tình yêu, trong cuộc đời mà mình không hề muốn sống. Để rồi với họ, tình yêu trở nên thật xa vời, thật khó nắm được.
“Thơ ca chỉ bật ra trong tim khi cuộc sống đã thật tràn đầy” (Tố Hữu). Thơ chính là tiếng tâm hồn đang cuộn trào muốn được giải thoát, được bắt gặp với cuộc đời của người phụ nữ xưa; ở đó, thơ mang đến cho con người vẻ đẹp của sự chân thành, song cũng mang đến tiếng bật thốt tâm trạng của họ. Câu thơ thứ ba trong bài thơ “Bánh trôi nước” chính là tấm lòng, là tâm hồn đang còn vương, còn vấn còn mong chờ tình yêu của người phụ trong xã hội cũ, song tình yêu ấy lại không vẹn toàn bởi khắc nghiệt của cuộc đời:
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Câu thơ thứ ba, theo nghĩa thực của nó thì đây là câu thơ nói lên công đoạn chế tạo nên chiếc bánh trôi có hình hài tròn trặn hay không tất cả là phụ thuộc vào đôi tay điêu luyện của người nghệ sĩ. Song với những vần thơ như tiếng lòng cất cao của người nữ sĩ, câu thơ lại hiện lên nét bi thương của người phụ nữ bấp bênh, vô định trong xã hội xưa. Họ không có quyền quyết định cuộc sống, việc làm và có thể là ngày cả con người của mình; tất cả họ đề là phó mặc cho cuộc sống dàn xếp, để rồi từ sự dàn xếp ấy, con người trở nên mạnh mẽ và sẵn sàng cam chịu. Song cái cam chịu của họ là vì mong muốn sẽ nhận lại được hạnh phúc. Họ đau đớn hay hạnh phúc, tất cả họ đều phó mặc cho “tay kẻ nặn”. “Tay kẻ nặn” ở đây có thể hiểu là hình tượng của người đàn ông; lại vừa có thể hiểu là điển hình cho sự cùng cực của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ không thể quyết định số phận của chính mình.
“Câu thơ hay là câu thơ có sức gợi” (Lưu Trọng Lư). Câu thơ cuối cùng mở ra, không còn là sự than trách về thân phận, không còn là sự khắc nghiệt của xã hội phong kiến nữa; mà ở đó là tấm lòng của người phụ nữ, một tấm lòng son sắt thuỷ chung:
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Từ “mà” được sử dụng như một sự nhấn mạnh sâu sắc của tác giả về tấm lòng của mình, dẫu bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu cực khổ của cuộc đời, tình yêu ấy vẫn mãi luôn vẹn tròn, không thay đổi. Ta cũng đã từng bắt gặp hình ảnh tình yêu của người phụ nữ ấy trong thơ ca hiện đại qua những vần thơ ngọt ngào, vừa mang nét e thẹn cổ điển, lại vừa mang nét táo bạo hiện đại trong “Sóng” của Xuân Quỳnh:
“Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu.”
Qua những vần thơ này, thi sĩ gửi trọn nỗi niềm yêu thương của mình đến với người mình thương, với mong muốn họ hiểu cho sự chung thuỷ này.
Hay trong thi phẩm “Chỉ có sóng và em”, thi sĩ cũng từng nỉ non:
“Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực
Giây phút nào chẳng đập vì anh.”
Quả thật, tình yêu dẫu trải qua bao nhiêu khó khăn, trải qua bao nhiêu vấp ngã, định kiến của cuộc đời thì đích đến cuối cùng của nó vẫn là tình yêu, tình cảm chân thành của hai người dành cho nhau. Ở đây, “em” một lòng một dạ son sắt yêu anh, chỉ mong dẫu bao nhiêu bấp bênh, bao nhiêu khó khăn cũng không thể làm thay đổi tình yêu của em dành cho anh. Như vậy, tình yêu trong bài thơ, là tình cảm chân thành, là tình yêu to lớn và sâu sắc, tình yêu ấy giúp người phụ nữ sẵn lòng cam chịu, và tình yêu ấy, cũng là tình cảm ấy cũng tạo nên phẩm hạnh muôn đời của người phụ nữ.
“Từ bao giờ đến bây giờ từ Homero đến Kinh thi cho tới ca dao Việt Nam, thơ ca luôn có sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại nhất. Nó nở hoa trên những vui buồn của loài người và kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế” (Hoài Thanh). Quả thật, “Bánh trôi nước” là bông hoa được Xuân Hương nếu bật lên từ tình yêu, từ nỗi buồn tâm trạng, và khi ấy, bên bà chỉ có thơ là người bầu bạn tâm tình. Qua những vần thơ thất ngôn tứ tuyệt, với chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ và hai mươi tám tiếng thơ; song từng nhịp điệu, từng vần, từng luật bằng trắc hài hoà trong bài thơ đã tạo nên sức sống muôn đời cho thi phẩm. Qua bà thơ, với sự ẩn dụ mình vào hình tượng của bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương đã đưa người đọc đến với một loại bánh ngon ngọt dân gian; và rồi sau đó dẫn người đọc đến với hiện thực của ẩn thân của nhân vật trữ tình. Ở đó nhân vật trữ tình của chúng ta vẫn một lòng một dạ, vẫn cam chịu khó khăn, cực khổ mà đem lòng son sắt, thủy chung nhớ nhung với tình yêu của mình. Nguyễn Du từng viết: “Hồng nhan thì bạc mệnh”. Nếu Kiều trong truyện “Kiều” của Nguyễn Du, từ bỏ tình yêu chân chính đời mình để gia đình êm ấm; thì với nhân vật trữ tình trong “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, nữ sĩ lại một lòng lưu giữ, một lòng kiên định không chùn bước đối với tình yêu chân chính của cuộc đời mình. Dẫu trải qua vất vả, tình yêu của họ vẫn bất tận. Để rồi những vần điệu của “Bánh trôi nước” vẫn sống mãi trong lòng độc giả về cái tên Hồ Xuân Hương.
Trên đây là bài làm mẫu của chúng mình về cảm nhận bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Hy vọng hai bài làm mẫu của chúng mình sẽ là một nguồn tham khảo hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn có được bài làm như ý, đạt được điểm cao. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm: Dàn ý bài văn cảm nghĩ về thầy cô giáo hay ý nghĩa nhất
Ngữ Văn Lớp 7 -Dàn ý bài văn cảm nghĩ về thầy cô giáo hay ý nghĩa nhất
Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến
Nội dung, nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà đầy đủ nhất
Hoàn cảnh sáng tác, nội dung nghệ thuật bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
Nội dung nghệ thuật của bài thơ Qua đèo ngang – Văn lớp 7
Biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước Lớp 7
Dàn ý tả cây phượng hay đầy đủ và ý nghĩa nhất