Hoàn cảnh sáng tác, nội dung nghệ thuật bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

Hoàn cảnh sáng tác, nội dung nghệ thuật bài thơ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng và tìm hiểu về ý nghĩa của hai bài thơ.

“Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” đều là hai bài thơ xuất sắc của Hồ Chí Minh về lấy cảnh ngụ tình. Hai bài thơ đều là tác phẩm tiêu biểu trong nền thơ ca Cách mạng. Hãy cùng tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác, nội dung nghệ thuật bài “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh ở dưới đây để hiểu rõ hơn về tác phẩm nhé.

Hoàn cảnh sáng tác, nội dung nghệ thuật bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

Hoàn cảnh sáng tác, nội dung nghệ thuật bài thơ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

Bài thơ “Cảnh khuya”

Hoàn cảnh sáng tác:

Bài thơ “Cảnh khuya” ra đời tại rừng núi Việt Bắc, là căn cứ kháng chiến chống Pháp của ta. Bài thơ ra đời năm 1947, đây là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Là giai đoạn Đảng mới phát động phong trào kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. Cũng trong giai đoạn này, nhân dân, quân lính tiến lên miền núi, tập hợp lực lượng, xây dựng lực lượng để chống Pháp. Trước hoàn cảnh đất nước trăm mối lo, Bác cũng không hề buông lỏng, mà mượn lời thơ để nói lên tâm trạng của mình.

Bài thơ là sự khắc họa đêm trăng đẹp nơi núi rừng Việt Bắc. Ánh trăng chiếu qua tán cây, tạo nên những chùm hoa tuyệt đẹp, kết hợp cùng âm thanh nghe như tiếng hát du dương của suốt, càng khiến tâm trạng thi sĩ say mê, đắm chìm. Ấy vậy mà, giữa khung cảnh ấy, hồn thơ tác giả lại vẫn nhung nhớ, vẫn đang lo toan cho đất nước, cho nhân dân. Như vậy, dù miêu tả sắc nét về thiên nhiên, nhưng qua đó vẫn thể hiện, vẫn lột tả thành công tâm trạng sâu sắc lo lắng về nước, về dân của nhân vật trữ tình.

Nội dung:

Bài thơ là khung cảnh thiên nhiên của chiến khu Việt Bắc. Ở đó, thiên nhiên hiện lên với: tiếng suối chảy văng vẳng như tiếng hát xa, êm nhẹ, du dương trong lòng người cảm nhận. Lồng ghép và đó, là hình ảnh của ánh trăng soi chiếu, ánh trăng ấy chiếu sáng lòng người, ẩn hiện trong tán cây rồi in trên mặt suối như một chùm hoa tươi sáng. Mà qua đó cũng là thể hiện khát vọng tương lai tươi sáng của chúng ta đối với cuộc kháng chiến chống Pháp. Đồng thời, qua đó cũng là sự khắc hoạ tâm trạng của thi nhân. Trước thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp ấy, thi nhân nhớ về những nỗi niềm với dân tộc, với nhân dân. Nỗi niềm ấy luôn thao thức, luôn thường trực trong tâm hồn tác giả.

Nghệ thuật:

Bài thơ “Rằm tháng giêng”

Hoàn cảnh sáng tác:

“Rằm tháng Giêng” sáng tác năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Khi đó là đêm trăng rằm, Bác vừa cùng các đồng chí cán bộ có cuộc họp trên sông, và đang bắt đầu về bằng thuyền. Giữa khung cảnh trăng sáng, nước mênh mông, nhẹ trôi của thuyền, tác phẩm “Rằm tháng Giêng” được ra đời. 

Bài thơ là sự cảm nhận tinh tế, sự bắt kịp khoảnh khắc tuyệt đẹp của trăng. Bởi ánh trăng sáng nhất, tròn nhất là vào ngày rằm.

Nội dung của bài thơ:

“Rằm tháng Giêng” là dòng tâm trạng say mê cái đẹp của Hồ Chí Minh.  Trong hầu hết các tác phẩm thơ của Hồ Chí Minh, trăng đều có sự góp mặt, trăng như người bạn tri âm, tri kỉ, như người chia sẻ mọi cảm xúc trong lòng thi nhân. Ở đây, trăng hiện lên là ánh trăng ngày rằm, trăng tròn và soi sáng khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Ở đó, Bác vừa cùng các đồng chí cán bộ hộ về việc quân, đang trên đường trở về căn cứ. Ngồi trên thuyền, cảm nhận từng nhịp nhẹ nhàng của dòng chảy thiên nhiên mà tâm hồn Bác nhẹ nhàng kết bạn với trăng, với vẻ đẹp của sông xanh ánh bạc. Trên chiếc thuyền Bác đang trở về, không chỉ còn là chở con người trở về, mà còn là sự lãng mạn, trở đầy ánh trăng trở về chung. Ánh trăng rằm tròn trịa, chiếu sáng hiện lên, cũng như tâm hồn khát khao chiến thắng cho dân tộc, yên bình cho nhân dân của Bác. Như vậy, bài thơ là tiếng nói yêu thiên nhiên của Hồ Chí Minh. Là tiếng lòng ẩn chứa niềm tin tất thắng của cuộc kháng chiến.

Nghệ thuật của bài thơ:

Ý nghĩa của cả hai bài thơ

“Cảnh khuya”

Bài thơ là nỗi lòng trải mình cùng thiên nhiên của nhân vật trữ tình. Song giữa thiên nhiên ấy, thi nhân vẫn không quên nhiệm vụ cao cả về đất nước. Trong lòng vẫn mang những hoài niệm, những lo âu cho tình cảnh đất nước.

“Rằm tháng Giêng”

Thể hiện tâm hồn thi sĩ và chiến sỹ đan xen của Bác. Đồng thời qua đó, Bác khắc hoạ một thiên nhiên hết sức tươi đẹp trong đêm trăng Rằm. Mà qua thiên nhiên ấy, còn toát lên vẻ đẹp ung dung, tự tại trước những khó khăn, khắc nghiệt của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Bài viết về biện pháp nghệ thuật trong bài thơ “Cảnh khuya”

“Nếu ví tác phẩm văn học là hạt ngọc tròn trịa ánh ngời, thì cái tạo nên nó là nước mắt hạnh trai và công phu của người nghệ sĩ” (Chế Lan Viên). Quả thật, để tạo nên vẻ đẹp lấp lánh và hoàn mỹ của “Cảnh khuya”, tất cả đều nhờ vào sự dụng tâm sử dụng các nghệ thuật, tạo nên nét đặc sắc cho thi phẩm.

Ngay ở câu thơ mở đầu tác phẩm, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Nét khắc họa đầu tiên của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc, tác giả sử dụng ngay ấn tượng về âm thanh của “tiếng suối”. Dụng công sử dụng âm thanh kết hợp với biện pháp so sánh “như tiếng hát xa”, Hồ Chí Minh đã mở ra một khúc nhạc êm dịu lòng người cảm nhận. Với biện pháp tu từ so sánh, tiếng suối được ví như tiếng hát thánh thót mà vang xa, để rồi đọng lại trong lòng người đọc là âm điệu du dương, êm ả.

Tiếp nối cho câu một, ở câu thơ thứ hai, tác giả sử dụng biện pháp tu từ điệp “lồng” cùng biện pháp tu từ ẩn dụ:

“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

Nếu từ “lồng” điệp hai lần nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của ánh trăng soi chiếu, và nhấn sâu ánh trăng như đang lồng vào tâm hồn thi sĩ. Thì đến với biện pháp tu từ ẩn dụ, tác giả như khắc họa một ánh trăng hoà bình, một ánh trăng như những chùm hoa chạm khắc vào tâm hồn con người. Ánh trăng ấy thơ mộng, đẹp lộng lẫy bà cũng là sự khắc tạc cho tâm hồn yêu cái đẹp của tác giả.

Nếu hai câu thơ trên sử dụng nghệ thuật để miêu tả thiên nhiên, thì hai câu cuối lại là nghệ thuật để biểu cảm tâm hồn con người trước thiên nhiên. Điệp ngữ “chưa ngủ” được tác giả nhắc lại hai lần, như nhấn mạnh nỗi lo âu về nước về dân trong tâm hồn của thi sĩ.

Như vậy, việc sử dụng các biện pháp tu từ, cùng các cách sử dụng ngôn từ điêu luyện, Hồ Chí Minh đã mang đến cho người đọc một “Cảnh khuya” thật đẹp, thật sâu sắc.

Trên đây là bài làm về hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật trong bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng Giêng” của Hồ Chí Minh. Hi vọng sẽ giúp ích cho bài làm văn của bạn.

Xem thêm: Nội dung nghệ thuật của bài thơ Qua đèo ngang – Văn lớp 7

Ngữ Văn Lớp 7 -