Nội dung nghệ thuật của bài thơ Qua đèo ngang – Văn lớp 7

Nội dung nghệ thuật của bài thơ Qua đèo ngang và tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung và bộ cục của bài thơ.

“Qua đèo ngang” là bài thơ xuất sắc trong chương trình Ngữ văn 7. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng của hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan. Tác phẩm là tiếng nói ngụ tình sâu sắc và cảnh buồn đượm tâm trạng mang nhiều tâm sự của nhân vật trữ tình. Hãy cùng tóm tắt và tìm hiểu nội dung nghệ thuật của bài thơ “Qua đèo ngang” với mình ở phần dưới đây nhé!

Nội dung nghệ thuật của bài thơ Qua đèo ngang - Văn lớp 7

Nội dung nghệ thuật của bài thơ Qua đèo ngang

Nội dung nghệ thuật bài thơ “Qua đèo ngang”

Tác giả

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), huý danh là Nguyễn Thị Hinh, sinh ra tại Hà Nội. Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích, vợ của Lưu Nghị. Lưu Nghị đỗ cử nhân, ông từng làm tri huyện Thanh quan; chính vì vậy tác giả mới có cái tên Bà huyện Thanh Quan. Bà là nhà thơ tiêu biểu trong thời cận đại của Văn học Việt Nam. Các tác phẩm của bà không nhiều, nhưng lại để lại dấu ấn riêng và độc đáo cho hồn thơ của bà như: “Qua chùa Trấn Bắc”, “Thăng Long thành hoài cổ”, “Tức cảnh chiều thu”,… Tác phẩm của bà không nhiều, hầu hết viết bằng chữ Nôm, theo thể Hàn luật. Giáo sư Dương Quảng Hàm nhận xét về thơ bà như sau: “Những bài thơ Nôm của bà phần nhiều là tả cảnh, tỏ tình, nhưng bài nào cũng hay và tỏ ra vẻ bà là một người có tính tình đoan chính, thanh tao, một người có học thức thường nghĩ ngợi đến nhà, đến nước. Lời văn trang nhã, điêu luyện.”

Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm

Bài thơ “Qua đèo ngang” là tác phẩm nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ hiện lên với hồn thơ trang nhã và điêu luyện của bà, là tác phẩm thể hiện rõ cho hồn thơ của bà, luôn dạt dào tâm trạng. Bài thơ ra đời trong quá trình lên kinh đô Huế nhậm chức của bà. Đây là lần đầu nữ sĩ bước tới đèo Ngang, với địa phận ranh giới Hà Tĩnh – Quảng Bình, khi đi qua đây đúng vào lúc xế chiều nghỉ ngơi và lòng người nao nao nỗi buồn man mác, bài thơ đã được bà khắc họa từ đây. 

“Qua đèo Ngang” thể hiện khung cảnh xế chiều của thiên nhiên nơi đèo Ngang. Đồng thời qua đó cũng nói lên tiếng lòng đầy tâm trạng của nhân vật trữ tình, vừa thương nước, vừa muốn hiến dâng sức lực của mình cho nước. Giữa chốn hoang vắng, càng gợi lên sâu sắc sự cô đơn, và nỗi niềm khát vọng, sự hoài bão, nỗi nhớ quê của bà.

Nội dung tác phẩm

Bài thơ “Qua đèo Ngang” vừa là sự khắc họa của thiên nhiên nơi xa lạ giúp tác giả gợi nhớ về quê hương, vừa là dòng tâm trạng dạt dào sóng vỗ của tác giả. Đứng trước đèo Ngang, trước sự hùng vĩ mà cô đơn hiu quạnh của đèo Ngang, tác giả chợt cảm thấy lòng mình buồn tuổi, chợt nhận ra bản thân cũng như nơi đây, lòng luôn man mác hoang vu, luôn đau đáu nỗi thương dân, yêu nước.

Qua bài thơ, thiên nhiên của Đèo Ngang hiện lên hoang vu, hẻo lánh. Nghệ thuật đảo ngữ cùng điểm xuyết bóng dáng của con người càng làm nhấn mạnh thêm về vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, bao la hiu quanh, nhưng vẫn có những người không quản nắng mưa, không quản mệt mỏi, trống vắng, gắn liền và hăng say với công việc lao động nơi đây.

Bố cục:

Bài thơ được chia làm 4 phần, cụ thể như sau:

Phần 1: Hai câu đề. Phần này là sự khắc họa cảnh đèo Ngang dưới ánh mắt chung, khái quát của nhân vật trữ tình. Đây là phần giới thiệu về hoàn cảnh, bước chân dừng lại tại đèo Ngang của tác giả. Là sự mở đầu cho khung cảnh thiên nhiên đèo Ngang lúc vào chiều, man mát hoang vu, buồn nao nao. Cũng là sự khắc hoạ vạn vật sinh sống nơi đèo Ngang.

Phần 2: Hai câu thực. Phần này là sự khắc hoạ hình ảnh của con người đang hoà mình vào nhịp dòng chảy của đèo Ngang. Ở đây, con người nhẹ nhàng, nhưng mang trong mình tinh thần hăng say làm việc, hăng say lao động. Hoạt động đầy nhiệt huyết của con người, nhưng lại không thể che lấp đi sự hoang vu, bất tận và hẻo lánh, đìu hiu nơi đây. Con người hiện lên giữa không gian hùng vĩ ấy, mang thể xác nhỏ bé, nhưng lại mang một tâm hồn lớn lao.

Phần 3: Hai câu luận. Hai câu này nêu bật lên tâm trạng của tác giả. Quả đúng cho câu thơ của Nguyễn Du:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”

Quả thật trước sự hoang vu, đìu hiu nơi đây, tâm hồn đang dạt dào sóng vỗ của tác giả, như dòng nước trào dâng. Tái hiện hình ảnh thiên nhiên cùng con người nơi đèo Ngang ở phía trước; thực chất là để tác giả nhấn mạnh nỗi nhớ thương nước, nỗi nhớ nhà đau đáu trong tim. Ở đây, trước sự hùng vĩ này, tác giả càng nhớ, càng khao khát ngày trở về hơn.

Phần 4: Hai câu kết. Phần này là tiếng nói tâm hồn trống vắng, cô đơn trước non xanh nước biếc của tác giả. Giữa bao la rộng lớn của thiên nhiên, lòng nhân vật trữ tình lại cô đơn trong chính tâm trạng của mình.

Thể thơ

Tác phẩm được viết theo thể thơ phổ hiến thời bấy giờ của Bà Huyện Thanh Quan. Đó la thể thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật vần trắc. Với cách sử dụng nhấn mạnh vần trắc, rồi lại có câu tha nhẹ thanh bằng đã tạo nên nhịp tâm trạng sóng vỗ nhẹ nhàng đến dồn dập của tâm hồn thi sĩ.

Nghệ thuật bài thơ

=> Đây là một thi phẩm xuất sắc của Bà Huyện Thanh Quan. Tác phẩm là khắc họa sâu sắc thiên nhiên và tâm hồn của nhà thơ.

Trên đây là bài làm về nội dung và nghệ thuật bài thơ “Qua đèo Ngang”. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

Xem thêm: Biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước Lớp 7

Ngữ Văn Lớp 7 -