Chó Becgie sắp đẻ các bạn nên làm gì?
Trải qua hơn 50 ngày mang thai, trước khi đến giai đoạn sinh nở ta nên chuẩn bị trước khay đẻ cho chó cái (hay còn gọi là ổ đẻ), chuẩn bị bóng sưởi ấm, khăn sạch
Chuẩn bị cho sinh
Một vài tuần trước khi chó becgie sinh con, cần chuẩn bị cho chó becgie mẹ hộp catong hoặc đóng khung gỗ hay còn gọi là khay đẻ. Các hộp phải đủ lớn cho chó becgie mẹ có thể nằm duỗi dài và đủ chỗ cho đàn chó con sau khi sinh, thông thường khay đẻ có kích thước khoang 1,2m – 1,4m, kích thước của khay cũng tùy thuộc vào từng giống chó. Các cạnh của hôp cao 20 – 25cm để giữ cho những con chó trong hộp không bò được ra bên ngoài và chó becgie mẹ có thể vào và ra khỏi hộp 1 cách dễ dàng. Đặt khay đẻ ở một nơi ấm áp yên tĩnh ít tiếng ồn để chó mẹ nghỉ ngơi và chăm con.
Bên trong khay đẻ ta có thể giải đệm hoặc chăn hoặc rẻ sạch để cho chó mẹ và chó con nằm. Chăn, thảm, và khăn tắm nên làm sạch thường xuyên. Nếu chó becgie sinh con vào mùa đông ta có thể lót một miếng đệm nóng dưới hộp sẽ được dùng như là một nguồn nhiệt bổ sung, hoặc nếu không ta phải thắp bóng điện treo cao khaongr 60 cm sửa ấm cho bầy chó con. Khu vực xung quanh và trong khay đẻ nhiệt độ từ 30 – 32 độ C là nhiệt độ lý tưởng nhất, đàn chó con có thể chọn một khu vực ấm hoặc lạnh khi cần thiết.
Dấu hiệu sinh đẻ
Nhiệt độ bình thường của cơ thể chó là 38,5 °C, mỗi cơ thể khác nhau sẽ có sự chênh lệch cơ thể từ 0,1 – 0,2 độ không đáng kể. Khoảng 24 giờ trước khi bắt đầu chuyển dạ, nhiệt độ cơ thể chó mẹ có thể giảm 2 độ. Dựa vào nguyên lý này ta nên đo nhiệt độ chó mẹ hai lần một ngày và buổi sáng và chiều sau đó ghi lại, chúng ta có thể dự đoán khá chính xác khi quá trình sinh con bắt đầu. Ngoài ra, khoảng 24 giờ trước khi sinh chó mẹ bắt đầu có sữa(một số chó mẹ cho sữa trước ngày sinh từ 10 – 15 ngày), bộ phận sinh dục ngoài dần to và mềm mại hơn, dịch nhầy trong suốt xuất hiện. Chó mẹ bỏ ăn hoặc ăn rất ít và sẽ trở nên bồn chồn sục sạo và cào ổ.
Dịch âm đạo nhầy trắng sẽ chuyển sang một màu hơi xanh mỏng một vài giờ trước khi sinh con, ta sẽ thấy chó mẹ có hiện tượng “ỉa són đái ép” đó là do sự co thắt của tử cung tác động lên. Khi chó mẹ cào ở liên tục, chở lên cuống quýt, kêu rít, nhìn xuống phần bụng thấy những cơn co thắt liên tục, chỉ vài phút sau đó chó mẹ sẽ sinh con. Những cơn co thắt không có biểu hiện gây cho chó mẹ đâu đớn nhưng có thể sẽ lo lắng và bồn chồn
Sinh Con
Trước khi sinh con, chó mẹ sẽ co thắt tử cung liên tục kèm theo những cơn dặn đẻ sâu, kéo dài và liên tục để đẩy chó con ra khỏi tử cung của chó mẹ. Việc báo hiệu 1 chó con sắp được ra đời được biểu hiện trước bởi một thứ dịch lỏng màu xanh lục, chứa đầy nước ối. Mỗi con chó con được gắn liền với một nhau thai và dây rốn. Thông thường sau khi chó con được đẩy ra ngoài nó sẽ nằm trong bọc ối và đi cùng với nó là nhau thai , nhưng cũng có thể chó con được đẻ ra ngoài nhưng nhau thai vẫn còn lại ở bên trong tử cung và thường xẩy ra với một lứa nhiều chó con và bị trục xuất dần dần sau khi tất cả các con chó con được sinh ra. Hầu hết chó được sinh ra đều thuận ngôi đầu tức là đầu ra trước, nhưng cũng có một số ít con thuận ngôi sau tức là hai chân sau ra trước hay còn gọi là ra ngược. Cả hai hướng sinh này đều xem là bình thường.
Khi chó con sinh ra vẫn nguyên bọc ối, chó mẹ có kinh nghiệm sẽ phá vỡ bọc ối giải phóng con của nó, sau đó sẽ liếm để làm sạch cho chó con. Điều này rất quan trọng vì nếu chó con không được lấy ra kịp thời nó sẽ bị ngạt nước do quá trình hít thở đầu tiên. Chó mẹ cũng sẽ cắn đứt dây rốn và ăn nhau thai của con. Tương tự như vậy, chó con bị dây rốn quấn quanh người nó có thể bị ngạt do dây rốn thắt cổ, vì vậy hãy chuẩn bị sẵn sàng để hỗ trợ cho chó mẹ khi sinh và chó con nếu cần thiết. Nếu chó mẹ chưa có kinh nghiệm hoăc bản tính chậm chạp không chủ động phá vỡ bọc ối, loại bỏ tất cả các màng bao phủ trên cơ thể chó con, cắn đứt dây rốn, chúng ta ngay lập tức phải chủ động xé bọc ối, lau khô các màng bám và các chất nhầy ớ trong mồm, trong mũi chó con sau đó thắt rốn bằng chỉ hoặc bằng panh kẹp cách bụng chó con khoảng 1 – 1,5 cm và cắt bỏ dây rốn thừa phía dưới nút thắt, rồi nhỏ vào đó một giọt polividin để ngăn ngừa nhiễm trùng. Phần dây rốn còn lại trên cơ thể chó con sẽ teo lại, khô, và bong ra ở 2-3 ngày tuổi.
Nếu chúng ta để chó mẹ ăn tất cả nhau thai của đàn chó con, sẽ có thể gây chó chó mẹ bị phân lỏng, không tốt cho đường tiêu hóa của nó và có thể làm cho chó mẹ bỏ ăn từ 1 -2 ngày do khó tiêu. Chỉ nên cho chó mẹ ăn 2 -3 nhau thai của những con đầu tiên.
Thường chỉ nên cho chó con gần gũi và bú mẹ khi chó mẹ có biểu hiện đẻ xong, vì trong quá trình rặn đẻ chó mẹ sẽ nhấp nhổm đứng ngồi không yên, có khi chạy ra chạy vào khay đẻ sẽ gây nguy hiểm cho chó con. Những con chó con ra đời trước ta nên sấy khô và sưởi ấm cho chúng bằng bóng điện để đợi chó mẹ. Khi chó con bắt đầu cử động, tự thở được, biết kêu và tìm hơi mẹ, hãy vệ sinh sạch sẽ bầu vú của chó mẹ và đặt chúng gần gũi với mẹ của chúng và bắt đầu với phản xạ thứ 2 sau thở là bú mẹ. Lúc này chúng không nên bị quấy rầy
Hầu hết đàn chó con được sinh ra con sau cách con trước một khoảng thời gian từ 30 – 60 phút, nhưng nhiều trường hợp có thể sẽ lâu hơn có thể từ 2 – 4 giờ. Ví dụ, cả hai có thể được sinh ra liên tiếp, theo sau là 2-4 giờ nghỉ ngơi. Một giai đoạn nghỉ ngơi sau mỗi lần sinh. Tại thời điểm này, các cơn co thắt nhẹ hơn giúp trục xuất sau khi sinh còn lại để chuẩn bị cho việc sinh con tiếp theo.
Sau khi con chó con cuối cùng được đẻ ra ngoài, chó mẹ có biểu hiện thoải mái hơn các cơn dặn sẽ không xuất hiện và bắt đầu tập trung vào việc chăm chó con.
Sau khi đẻ xong nên khuyến khích chó mẹ ra khỏi ổ để đi tiểu và đi ngoài, vận động nhẹ nhằm giảm bớt sự căng thẳng và căng cơ do dặn đẻ liên tục. Sau quá trình sinh nở chó mẹ có thể bị tiêu chảy trong một vài ngày, do kết quả của việc ăn nhau thai và uống nhiều nước ối. Âm đạo có thể xuất hiện dịch nhày màu xanh đen hoặc màu đỏ từ 1 – 2 tuần, điều này hoàn toàn bình thường, nhưng nếu kéo dài quá 4 tuần có thể rà rong kinh, cần báo cho bác sĩ thú y để có giải pháp kịp thời. Cách nuôi chó - Tags: Cách nuôi chó, cách nuôi chó Becgie Đức