Dàn ý bài thuyết minh về cái kéo hay và đầy đủ nhất (Lớp 9)
Dàn ý bài thuyết minh về cái kéo này sẽ giúp học sinh viết được bài văn và lập dàn ý bài thuyết minh về cái kéo đầy đủ ý nhất.
Trong gia đình, đặc biệt là gian bếp của mỗi nhà đều có những đồ dùng, những dụng cụ rất cần thiết như: dao, thớt, kéo. Trong đó, kéo là một vật dụng khá quan trọng và không thể bỏ qua trong gian bếp. Hãy cùng tìm hiểu về chiếc kéo qua bài dàn ý thuyết minh về cái kéo lớp 9 rất hay dưới đây nhé. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.
Dàn ý bài văn thuyết minh về cây kéo:
Mở bài:
Giới thiệu về cây kéo.
Ví dụ minh hoạ: Chúng ta thường chơi trò chơi “kéo – búa – bao” nhằm tìm ra người thua cuộc. Nhưng lại chưa thật sự hiểu hết đúng nghĩa về ba vật dụng trong trò chơi ấy. Cây kéo hiện lên là đồ dùng sử dụng được ở trong nhiều văn cắt, với mục đích sử dụng là dùng để cắt đồ vật. Đó là trong đời sống hàng ngày, còn đối với các bác sĩ, cây kéo chính là thứ không thể thiếu khi đến phòng mổ.
Thân bài:
Nguồn gốc của cây kéo:
- Cây kéo cũng như bao đồ dùng khác, đều được tạo ra nhằm mục đích phục vụ các yêu cầu của con người trong đời sống.
- Các nhà khảo cổ học đã tìm được các di vật có hình dạng như cây kéo bây giờ. Thế kỷ 2-3 sau Công nguyên, các nhà khảo cổ tìm thấy các di vật của chiếc kéo. Điều này cho thấy, kéo đã ra đời từ rất lâu trong cuộc sống của con người.
Cấu tạo của kéo:
Kéo được cấu tạo chủ yếu gồm ba phần:
Phần tay cầm kéo: được làm chủ yếu bằng nhựa cứng; có nhiều nhà máy sản xuất dùng nhựa dẻo, hoặc dùng sắt và bao bọc bên ngoài một lớp nhựa dẻo.
Phần lưỡi kéo: được làm bằng sắt hoặc hỗn hợp sắt pha với gang. Kéo gồm hai lưỡi, cả hai bên đều có phần sắc, rất phù hợp với việc cắt các vật dụng.
Phần cố định kéo: kéo thường sẽ có ốc vít để cố định hai bên kéo lại với nhau ở phần lưỡi kéo.
Phân loại các loại kéo:
Gồm ba loại kéo: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp.
Công dụng, vai trò của chiếc kéo:
Đối với học sinh, sinh viên sử dụng kéo trong vấn đề học tập: chiếc kéo trở thành công cụ cắt những bài trang trí, trở thành dụng cụ cắt hoa để cắm, trở thành dụng cụ cắt giấy xếp hình học tập cho các bạn.
Đối với người làm nghề may: kéo trở thành dụng cụ cắt chỉ thừa, cắt chỉ, cắt gấu quần, gấu áo để may thành phần mới. Là dụng cụ cắt vải để may bộ trang phục mới.
Đối với người làm nghề cắt tóc: kéo chính là công cụ tuyệt đối không thể thiếu của họ. Kéo giúp họ tỉa tóc, cắt tóc lại cho mọi người.
Đối với các đầu bếp: kéo chính là công cụ để cắt tỉa hoa lá thành hình đẹp và phù hợp với trang trí món ăn.
Đối với người làm nghề cây cảnh: kéo giúp tỉa tót cành lá thừa.
Đối với người làm nghề y: kéo là vật dụng giúp họ thực hiện thành công các ca mổ.
Ý nghĩa của chiếc kéo:
Kéo ra đời, là một phát minh vĩ đại của con người. Nhờ có kéo mà con người làm, cũng như sáng tạo nên nhiều điều mới lạ hơn.
Khi ra đời, kéo chỉ dùng để cắt vật dụng, ngày nay kéo đã được sử dụng nhiều trong quá trình làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, trong bệnh viện,…
Kết bài:
Cây kéo ra đời, giúp ích rất nhiều cho quá trình làm việc, học tập của con người.
Cây kéo giúp con người tạo dựng những đường nét thành công và những đường đi riêng cho mình như: những người cắt tóc nổi tiếng sẽ có được cây kéo vàng…
Bài mẫu số 2:
Mở bài:
Giới thiệu khái quát về cây kéo trong đời sống con người:
- Cây kéo có mặt khá sớm, và trở thành người bạn hữu ích trong mọi công việc của con người.
- Ngoài dùng để cắt giấy, kéo còn có thể cắt sắt, nhôm; kéo còn được dùng trong môi trường khử khuẩn là bệnh viện, được dùng làm vật khen thưởng như: khen thưởng người thợ cắt tóc giỏi là hình ảnh cây kéo vàng.
Thân bài:
a. Nguồn gốc xuất xứ của cây kéo:
- Cây kéo là vật dụng có độ sắc tương đối tốt, tuy nhiên vì có phần lưỡi kéo chạm nhau, nên sẽ khó bị đứt tay hơn dao.
- Kéo có từ lâu đời, nó được tìm thấy ở đồng bằng sông Nile của Ai Cập vào khoảng thời gian hơn 3500 năm trước. Nói minh chứng cho kéo đã có từ rất lâu đời.
- Tuy nhiên, để có được cây kéo nhẹ và hoàn thiện như bây giờ thì mãi thế kỷ XVIII Robert Hinchliffe một người Anh mới chính thức sáng chế ra.
b. Cấu tạo của cây kéo:
- Cây kéo được tạo thành từ ba phần: lưỡi kéo, cán kéo và phần trục cố định kéo.
- Lưỡi kéo: là phần sắc, dùng để cắt các đồ vật.
- Cán kéo: làm bằng nhựa cứng hoặc dẻo, dùng để cầm kéo cho không bị rơi khỏi tay.
- Phần trục cố định kéo: là phần có thể được dùng ốc vít để cố định hai lưỡi kéo lại với nhau.
- Nguyên lý sử dụng kéo: dùng tay cầm vào hai bên của cán kéo, sao đó di chuyển độ nhịp nhàng của các ngón tay, để mở và cắt.
- Nguyên lý hoạt động của kéo: trục cố định chỉnh là điểm tựa để kéo mở ra và cắt những hình con người mong muốn.
c. Công dụng của chiếc kéo:
- Kéo không chỉ dùng để cắt giấy dán trong học tập, không chỉ dùng để cắt đồ ăn trong lúc nấu nướng ở nhà bạn.
- Kéo dùng để cắt tóc, dùng để phẫu thuật, dùng làm công cụ cắt tỉa trang trí món ăn của đầu bếp.
- Dựa theo mỗi ngành nghề, mỗi cách sử dụng của từng người mà có thể sử dụng kéo với những mục đích khác nhau.
d. Cách bảo quản kéo:
- Tránh để kéo ở nơi ẩm ướt, tránh để kéo ở chỗ có muối, khiến kéo bị rỉ.
- Tránh cắt đồ quá cứng, mà kéo không thể chịu đựng được.
- Tránh làm rơi kéo, dẫn đến kéo bị sứt mẻ.
- Để xa tầm với của trẻ nhỏ.
Kết bài:
Khẳng định lại vai trò của kéo là rất quan trọng đối con người.
Có kéo, con người sẽ tạo được nhiều những thuận lợi hơn trong công việc của mình.
Bài làm mẫu thuyết minh về cái kéo.
Đối với mỗi gia đình, mỗi ngành nghề, đều có cho mình những công cụ, những món đồ riêng không trộn lẫn. Tuy nhiên, ấy thế mà có một dụng cụ, vừa có thể dùng trong nhà bếp, vừa có thể dùng trong lớp học, vừa có thể giúp làm đẹp, vừa có thể dùng để trao khen; và đặc biệt còn có thể dùng để cứu người. Đó chính là chiếc kéo.
Vậy trước hết, chúng t cần hiểu kéo có nguồn gốc như thế nào, và xuất hiện từ khi nào? Theo nguồn thông tin, cái kéo xuất hiện theo các nhà khảo cổ là từ các di vật từ thế kỉ 2-3 sau Công nguyên. Điều này minh chứng cho chiếc kéo đã có từ rất lâu đời. Và cho đến nay, chiếc kéo mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày là do một người nước Anh đã sáng tạo ra vào thế kỉ XVIII. Bây giờ trên thị trường đã có rất nhiều loại kéo như: kéo chốt đuôi, kéo khớp, kéo kẹp,…
Kéo được cấu tạo với ba phần chủ yếu là: phần lưỡi kéo, phần chui cầm tay, và phần cố định hai lưỡi kéo lại với nhau. Chiếc kéo hoàn thiện và tốt, là chiếc kéo với phần lưỡi được làm từ sắt hoặc sắt và gang. Lưỡi kéo sắc, có thể cắt một đường thẳng trên mặt giấy. Lưỡi kéo là sự sắc cạnh ở hai phần đối lập nhau, để chi tay dùng lực mở ra đóng vào, kéo sẽ gộp chung thành một phần sắc cạnh thẳng hàng. Còn phần chui cầm tay. Phần này thường được làm nhựa cứng, cũng có nhà máy làm bằng nhựa dẻo, tất cả đều nhẹ và dễ dàng cầm nắm, phù hợp với sự cầm tay và mở ra dễ dàng của người cắt. Phần cố định kéo, thường là ốc vít, dùng để cố định chắc chắn phần lưỡi kéo lại với nhau. Như vậy là chiếc kéo đã được hoàn thành và rất hữu ích cho mọi người.
Chiếc kéo ngày càng đa dạng, và ngành càng trở nên phong phú đối với tất cả các lĩnh vực. Trong nghề làm đẹp, chiếc kéo giúp tỉa tót lại mái tóc; là dụng cụ dùng để phẫu thuật thẫm mỹ, làm đẹp cho con người. Kéo còn dùng để tỉa hoa quả, trang trí món ăn; kéo dùng để may vá quần áo,… và đặc biệt, kéo được dùng với nhiệm vụ cao cả là dùng để cứu sống con người trong ngành y. Mỗi một lĩnh vực, kéo lại mang đến những đặc điểm công dụng khác nhau của mình. Nhưng nhìn chung, kéo chính là công cụ giúp ích rất nhiều cho đời sống của con người.
Kéo là một vật dụng quan trọng và rất ý nghĩa đối với quá trình từ học tập, làm việc đến đời sống của con người. Là công cụ không thể thiếu của con người.
Trên đây là dàn ý thuyết minh về cái kéo. Hy vọng sẽ giúp ích cho bài làm văn của các bạn.
Xem thêm: Đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng và phân tích
Ngữ Văn Lớp 9 -Đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng và phân tích
Dàn ý văn thuyết minh về cây bút bi hay và ý nghĩa nhất
Dàn ý tinh thần tự học đầy đủ có chọn lọc (Văn Lớp 9)
Bố cục và biện pháp nghệ thuật bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng – Kim Lân
Đóng vai bé Thu kể lại truyện ngắn Chiếc lược ngà Lớp 9
Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng chí