Dàn ý tinh thần tự học đầy đủ có chọn lọc (Văn Lớp 9)
Dàn ý tinh thần tự học đầy đủ nhất sau đây sẽ giúp học sinh lớp 9 làm được bài văn hoàn chỉnh về tinh thần tự học.
Để có thể nắm rõ được các vấn đề cần khai thác và cần bàn luận trong dạng đề bài văn nghị luận xã hội, việc lập dàn ý là rất quan trọng. Dưới đây là một bài dàn ý về tinh thần tự học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 khá chi tiết. Hy vọng sẽ giúp ích cho quá trình làm bài và tìm hiểu bài của các bạn.
Tham khảo dàn ý tinh thần tự học:
Mở bài: Giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận.
Ví dụ minh họa: V.I.Lenin từng cho rằng: “Học! Học nữa! Học mãi!” Quả thật là vậy, với mỗi chúng ta, học không hạn chế, bạn có thể học suốt đời, miễn là tinh thần, miễn là bạn ý chí và nỗ lực hết mình. Trong học tập, chia ra làm nhiều kiểu học: học trên trường lớp cùng lời giảng của thầy cô, học theo nhóm cùng bạn bè, học đôi bạn cùng tiến, học thêm,… tất cả các hình thức trên đều giúp bạn hiểu biết về kiến thức. Duy chỉ có tinh thần tự học tập mới mang lại cho bạn sự thẩm thấu kiến thức chắc chắn nhất.
Thân bài:
Giải thích vấn đề:
- “Tự học” là gì? “Tự học” là hành trình bản thân tự tìm kiếm, tự trau dồi thêm kiến thức cho mình. Quá trình này, phải do chính bản thân tích lũy mà thành chứ không phải dựa vào sự giúp đỡ của thầy coi bạn bè.
- “Tinh thần tự học” là ý chí, là nghị lực của bản thân bạn đối với việc học tập của mình. Nếu bạn nuôi dưỡng được cho mình tinh thần tự học hăng sau, miệt mài, thì quả ngọt cuối cùng của nỗ lực ấy chính là sự thành công của bạn.
- Tự học là quá trình có thể diễn ra ở bất cứ lúc nào, bất cứ hoàn cảnh nào của bạn. Chỉ cần bạn sẵn sàng tìm hiểu, sẵn sàng tìm kiếm và đầu từ vào tinh thần tự học của mình.
- Tự học có thể gồm nhiều trạng thái, giúp bạn không cảm thấy nhàm chán và áp lực như: tự học qua sách báo, tự học ở thư viện, tự học sau đó hỏi bạn giỏi hơn về kết quả học của mình, tự học qua internet, tự học qua giải đề, giải bài tập trên các trang điện tử,… tất cả đều rất phổ biến trong đời sống ngày nay của bạn. Quá trình tự học không yêu cầu bạn quá cao, chỉ cần bạn luôn giảm thiểu sự căng thẳng, thả lỏng tinh thần và luôn ý chí, nghị lực để học tập tốt. Dựa vào mức độ bạn đang cố gắng, bào trạng thái học tập của riêng bạn mà tự học sẽ có những kết quả khác nhau. Tuy nhiên mục đích chính và chung cuối cùng của tự học vẫn là giúp bạn thoải mái, tự tin và luôn tư duy sáng tạo.
Tại sao cần phải có tinh thần tự học:
Sự ưu việt của tinh thần tự học:
- Trong kho tàng tìm hiểu tri thức của con người. Nếu sách xuất hiện mở ra cho chúng ta một cách nhìn mới, một chân trời mới, thì việc tự học lại mở ra cho ta một cách nhìn đa dạng và thấu đáo về một thế giới mới.
- Tự học trong kho tàng tri thức là nguồn kiến thức sâu rộng của bản thân để tạo nên sự thành công, là nơi con người có thể hết mình nỗ lực để vươn xa hơn.
- Có tinh thần tự học, con người sẽ trở nên tích cực hơn, ham học tập, ham tìm tòi và hiểu biết nhiều hơn về mọi vấn đề.
- Trong kho tàng tìm hiểu về thế giới, về học tập, tinh thần tự học sẽ là bước đệm cho bạn đi lên cao. Có tinh thần tự học, bạn sẽ không còn lo lắng bản thân bị thụt lùi, bị lạc hậu trước những kiến thức mới mẻ. Bởi chính sự tự học sẽ mài giũa bạn, để bạn có thể hiểu và thẩm thấu các vấn đề.
- Nếu cứ mãi tiếp thu kiến thức trên lớn theo cách học vẹt, theo cách học lỏm hay thụ động lắng nghe mà không có sự vận dụng, thì bạn sẽ ngày càng khờ khạo đi, sẽ không có cho bạn tương lai tốt đẹp.
- Việc có tinh thần tự học sẽ giúp chúng ta không bị máy móc, không bị động trong các giờ học tập, luôn có một tinh thần hăng say học tập.
- Người có tinh thần tự học là người sẽ tạo dựng cho mình con đường riêng.
Ý nghĩa của tinh thần tự học:
- Tinh thần tự học mang đến cho con người những bài học bổ ích, giúp con người tạo dựng thành công trong cuộc sống, giúp con người ý chí, nỗ mực với tương lai và sẽ càng trân trọng những chiến thắng mà bản thân tự tạo nên.
- Tinh thần tự học giúp các vấn đề nan giải về: học vẹt, học lỏm, học tủ,… được giải trừ khỏi con người của bạn.
- Tinh thần tự học sẽ giúp bạn chủ động bản thân trong học tập, sẵn sàng thử sức với những đề bài khó.
- Tinh thần tự học giúp bạn hiểu rõ, hiểu sâu hơn về vấn đề mà bạn chỉ vừa được nghe giảng kiến thức. Qua sự tự học, bạn sẽ đúc kết ra được nhiều những khía cạnh khác nhau của nó. Từ đó tạo dựng sự nhiệt huyết, sôi nổi trong quá trình tiếp thu bài.
- Tinh thần tự học còn giúp con người ngày càng rèn luyện bản thân mình trở nên hoàn thiện hơn. Khi nó giúp đầu óc con người sáng suốt, tư duy trở nên sáng tạo hơn. Qua đó cũng rèn giũa cho chúng ta sự nỗ lực, sự kiên trì và sự cố gắng hết mình.
- Tự học giúp bạn nâng cao khả năng vận dụng, đối với vấn đề kĩ năng sống, bạn sẽ có thể dễ dàng suy nghĩ để vượt qua được.
- Tóm lại, tự học như một chiếc chìa khóa vàng, mà khi con người đừng ngày giúp nó tỏa sáng hơn, thì cánh cửa mở ra kho tàng tri thức với bạn càng sâu sắc hơn.
Dẫn chứng:
Từ bao đời nay, đất nước chúng ta luôn đề cao tinh thần tự học. Và theo suốt chặng đường lịch sử ta có thể gặp các nhân vật tiêu hiểu như:
- Người được mệnh danh là có chữ viết “Rồng bay Phượng múa” – Cao Bá Quát: Cao Bá Quát là một người rất có tinh thần tự học. Ông rất chịu khó đọc sách, ham học và luôn kiên nhẫn trong học tập. Ông từng bị chê chữ xấu như gà bới. Ấy vậy mà nhờ sự cố gắng, cùng sự nỗ lực tự rèn luyện mình của ông, chữ của ông sau này được người đời mệnh danh là như “Rồng bay Phượng múa”. Ông chỉ được biết đến với tài hoa viết tự, ông còn có cho mình tinh thần tự học uyên bác. Với vốn hiểu biết sâu rộng, có thể xuất khẩu thành thơ, câu đối bất cứ lúc nào. Ông chính là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần tự học.
- Hồ Chí Minh – Vị Cha già một lòng hiến dâng sức mình vì dân tộc. Bác Hồ sinh ra tại mảnh đất giàu truyền thống anh hùng bất khuất và hiếu học. Cộng thêm Bác sinh ra trong một gia đình nhà Nho nên Người cũng tất ham học hỏi. Chính nhờ tinh thần tự học hỏi, luôn cố gắng hết mình để đạt được kết quả tốt nhất. Năm 1911 Bác lên tường đi tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc, quá trình tự làm, tự nghiên cứu và học tập về chủ nghĩa Mác-Lenin đã giúp Người mang lại thắng lợi cho toàn dân tộc. Bác chính là tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ mai sau noi theo về một người Cha già, hết lòng học tập, nghiên cứu bằng nỗ lực của mình để tạo nên thành công vẻ vang.
- Nguyễn Thị Ánh Viên – kình ngư vàng của làn sóng xanh Việt Nam. Từ năm lên lớp 2, Nguyễn Thị Ánh Viên đã xa cha mẹ để vào học tập, rèn luyện nơi môi trường quân đội khắc nghiệt. Chính sự khắc nghiệt ấy đã tạo cho chị sự tự lập và tinh thần tự học một cách hăng say nhất. Chị tự nỗ lực vượt qua giới hạn của bản thân. Từng nhiều lần tự ở lại ôn luyện nâng cao trình độ. Đối với mỗi người vận động viên, quá trình tự khám phá, tự rèn luyện, tự học tập nâng cao chính mình là quan trọng nhất. Tôi ngưỡng mộ Ánh Viên, bởi sự nỗ lực không ngừng của chị, bởi sự học tập và rèn luyện hết mình trong làn nước xanh của chị. Chị xứng đáng là thế hệ trẻ tràn đầy nhiệt huyết và tinh thần tự học tập đáng trân trọng.
Mở rộng vấn đề:
- Bên cạnh những người luôn học tập tốt, luôn sẵn sàng rèn luyện cho bản thân tinh thần tự học, vẫn có những người ỷ lại vào tài liệu, vào internet; những người chỉ học lỏm, học vẹt và luôn chờ đợi sự học tủ để đạt điểm cao. Những người như vậy đáng bị phê phán, và họ cần phải nỗ lực thoát khỏi cái vỏ bọc xấu xa ấy của mình.
- Đồng thời, phê phán cả những sự hiểu sai lệch về tự học. Với những người có suy nghĩ lệch lạc về tự học; họ đang nhầm lẫn tự học với sự tự đại, tự cao khi bản thân đạt được chút ít thành tích. Tự học đơn thuần là sự tự tìm hiểu, và tự cố gắng rèn luyện bản thân để có thể nâng cao chính mình. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, vài học trau dồi cho mọi người.
Liên hệ bản thân:
Là lớp thế hệ trẻ còn đang vương vấn với ghế nhà trường. Chúng ta cần tích cực học tập và rèn luyện chính mình. Không nên để bản thân ích kỷ trong học tập, thường xuyên kiểm tra bài vở và có những buổi tự học ở thư viện để nâng cao kiến thức hơn:
- Cần tạo dựng cho mình không gian, kế hoạch học tập riêng.
- Có lúc cũng có giờ chơi để giảm căng thẳng.
- Cần tạo cho bản thân sự kiên trì trong học tập.
- Tự tạo cho bản thân một thời khoá biểu học tập riêng. Sao cho nó thật sự phù hợp với hoàn cảnh và quá trình bạn sẽ tiếp thu kiến thức.
- Trên lớn, cần tích cực lắng nghe giảng bài, giơ tay phát biểu để hăng say học tập hơn. Về nhà không nên ngủ quên sách vở, cần có sự đọc lại, và từ đó tìm kiếm những bài tập mới để làm. Có thể suy nghĩ đến cách giải bài khác có thể sáng tạo hơn, sao cho phù hợp với kết quả.
- Phải hiểu có sự hiểu tường tận, hiểu kĩ bài, chứ không phải lối học đối phó, không hiểu nhưng ham chơi nên cho qua.
- Nếu gặp vấn đề chưa hiểu hoặc không hiểu, nên hỏi lại thầy cô giáo, không nên giấu dốt, sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong học tập.
- Cần chăm chỉ học hành ở mọi lúc, mọi nơi, mọi nguồn khác nhau: sách, vở, báo,…
- Đặc biệt chúng ta luôn phải nâng cao tinh thần cầu thị, cần tự giác và nghiêm khắc với bản thân.
III. Kết bài:
Cần luôn cố gắng rèn luyện thật tốt tinh thần tự học của bản thân. Bởi nó sẽ là bước đệm đưa bạn đến với thành công.
Trên đây là dàn ý về tinh thần tự học, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.
Xem thêm: Bố cục và biện pháp nghệ thuật bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
Ngữ Văn Lớp 9 -Bố cục và biện pháp nghệ thuật bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng – Kim Lân
Đóng vai bé Thu kể lại truyện ngắn Chiếc lược ngà Lớp 9
Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng chí
Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện “Lặng lẽ Sa Pa” – Lớp 9
Nội dung và nghệ thuật bài thơ “Tiểu đội xe không kính”
Đặc sắc nội dung, giá trị nghệ thuật Chuyện người con gái Nam Xương