Dàn ý văn thuyết minh về cây bút bi hay và ý nghĩa nhất
Dàn ý văn thuyết minh về cây bút bi ý nghĩa nhất này có thể sẽ giúp học sinh lập dàn ý và làm bài viết đầy đủ hoàn chỉnh nhất.
Bút bi với mỗi học sinh là cây bút mang đến những nét viết đầm đều, là cây bút gắn bó với cặp sách đến trường của bao thế hệ. Hãy cùng lập dàn ý văn thuyết minh về cây bút bi trong chương trình Ngữ văn lớp 8,9. Dưới đây là bài làm gồm hai bài dàn ý và một bài văn mẫu, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công.
Dàn ý thuyết minh về cây bút bi hay nhất:
Bài số 1:
Mở bài:
Giới thiệu khái quát về cây bút bi. Cây bút bi xuất hiện từ đầu, khi nào, vai trò của cây bút bi đối với việc học tập của học sinh, sinh viên là.
Lịch sử, nguồn gốc xuất xứ của cây bút bi là:
- Lịch sử truyền lại lời nói, chữ viết của con người đã xuất hiện từ rất lâu đời. Từ thuở khai sinh con người đã dùng chữ viết nhằm lưu giữ lại những kiến thức, những lời nói của mình,… Trước đây, khi chưa có sự ra đời của bút viết; giấy; họ thường dùng cách viết lên đất, lên lá, lên nền xi măng, họ dùng trúc, tre để tạo thành bút viết,…
- Năm 1930, bút bi được Lazo Biro – một nhà báo phát hiện ra và sau đó phát minh ra bút này. Bút bi được ông phát hiện trong một lần dùng mực in. Ông phát hiện loại mực này in giữ được trong một khoảng thời gian dài. Chính vì lý do này nên ông đã nên cây bút bi.
Thân bài:
Cấu tạo bút bi:
Cấu tạo của bút bi, tuỳ theo từng loại, từng bút mà có thể chia ra khác nhau. Tuy nhiên, cấu tạo chung của bút bi chủ yếu gồm 2 phần là: vỏ bút và phần bên trong ruột bút:
- Vỏ bút: Phần ngày là bằng nhựa cứng, dáng thon dài, là một ống tròn có độ dài khoảng 15cm. Phần đầu bút nhỏ hơn một chút; phần cuối bút có dán mã vạch và dán tên thương hiệu nhà sản xuất, và cả những thông số về ngày sản xuất.
- Ruột bút: Thường được làm bằng nhựa dẻo, ngòi bút chứa mực bên trong, độ dài ngắn hơn so với vỏ bút. Bên trong còn có lò xo, phần cuối có cả mực cấu tại để bấm nút tắt và mở dùng để viết.
Một số loại bút bi nổi bật và được sử dụng nhiều:
- Bút bi là loại bút rất hữu dụng đối với việc học tập, với công việc của học sinh sinh viên. Bút bi có nhiều màu sắc, có nhiều loại khác nhau, có nhiều hình dáng. Với sự ngày càng phát triển của việc học tập, để đáp ứng nhu cầu về vẻ đẹp của các học sinh, bút bi ngày càng có sự đổi mới.
- Có một số loại thương hiệu nổi tiếng và đồng hành rất nhiều với các thế hệ học sinh là: bút bi Hồng Hà, bút bi Bến Nghé, bút bi Thiên Long,…
Nguyên lý hoạt động của bút bi:
Khi dùng bút bi, sẽ bấm bút để ngòi bút thoát khỏi vỏ bọc nhựa, sau đó bút sẽ hoạt động theo nguyên lý: con bi sẽ lăn tròn ở phần đầu mực, từ đó mực sẽ chảy xuống và bút sẽ tạo được mực xuống, bút viết ta mực.
Cách bảo quản cây bút bi:
Bút bi sử dụng được lâu và bền, trước hết cần ở sự sử dụng bút ở mỗi người. Sử dụng xong bút cần phải tắt bút để vỏ nhựa bao bọc ngòi bút, để bút cất vào trong hộp, hoặc túi đựng bút.
Bảo quản bút tránh để bút rơi xuống đất, tránh nhấn viết quá mạnh, tránh bút rơi vào nước. Như vậy viên bi sẽ bị rơi hoặc lệch, dẫn đến bút tắc mực và không viết được.
Vai trò của bút bi với quá trình học tập của học sinh, sinh viên:
Bút bi nhỏ gọn giúp người dùng mang đi tiện lợi và dễ dàng. Bút bi tiện ích, giúp người dùng viết nhanh. Nhỏ gọn và nhẹ, giúp bút được ưa chuộng vì có thể ghi chép nhanh và thanh đậm rõ nét.
Bút bi đối với học sinh, sinh viên là người bạn gắn bó, người bạn đồng hành trong mỗi chặng đường đi và mỗi kì thi cũng như công việc liên quan đến việc viết lách đều rất cần bút bi.
Không chỉ với học sinh và sinh viên, bút bi còn là trang bị không thể thiếu trong túi áo các nhân viên, vì tiện lợi, nhỏ gọn và ghi chép tất nhanh.
Kết bài:
Khẳng định lại vai trò và tầm quan trọng của bút bi với mỗi mỗi ngành nghề, một lứa tuổi khác nhau.
Nêu lên cảm xúc, tình cảm của chính bản thân với bút bi.
Bài mẫu số 2:
Mở bài:
Giới thiệu khái quát về bút bi và vai trò của nó đối với học sinh, sinh viên và những người cần sử dụng nó cho việc ghi chép nhanh gọn.
Ví dụ minh hoạ: Bút bi từ bao đời đã là người bạn thân thiết đồng hành trên chặng đường vững bước đến trường của con người. Bút bi giống người bạn tri âm tạo nên những nét chữ, tạo nên những con người tài năng. Bút bi có vai trò quan trọng trong việc ghi chép, trong quá trình làm việc của mỗi con người. Có bút bi, mọi sự ghi chép, ghi nhớ của con người đều thuận lợi hơn.
Thân bài:
1. Nguồn gốc, xuất xứ của bút bi: Bút bi ra đời năm 1930, bởi một nhà báo người Hungary tên là Lazo Biro. Bút bi ra đời trong một lần tình cờ, in báo, ông nhận thấy mực in đậm và khá lâu trôi. Nên đã biến tấu mực đó thành ngòi bút và tạo thành bút bi.
2. Cấu tạo của bút bi:
- Bút có cấu tạo chủ yếu gồm 2 phần là: vỏ bút và ruột bút (trong ruột bút có một số bộ phận khác nữa).
- Vỏ bút: là phần nhựa cứng, hình tròn, dáng dài và thon nhỏ. Phần đầu vỏ bút nhỏ hơn so với phần thân. Ở phần đầu trên của bút bi có một đoạn được làm sần sùi, để hạn chế vỡ. Phần cuối bút ni to đều, có lỗ hổng ở cả hai đầu. Trên vỏ bút ở phần cuối còn có dán nhãn, mác kẻ vạch mã, phần nêu lên độ dày của ngòi và tên nhà sản xuất, hạn sử dụng bút. Và cả nêu lên màu mực của bút.
- Phần ruột bút: Có ruột bút được cấu tạo bằng nhựa dẻo, phần đầu bút có một chỗ hơi bè ra. Phần trong bút còn có cả lò xo và phần nhựa cứng để tắt vật bút khi sử dụng. Phần lò xo được lắp đến chỗ ngòi bút làm bè, đây cũng là phần sần sùi hơn của vỏ bút bi.
3. Phân loại:
Bút bi được phân loại chủ yêu theo ba hình thức là:
- Hình dáng: dáng bút, cấu tạo cách tân tạo sự ấn tượng.
- Màu sắc: dịu nhẹ, nổi trội, tạo nên sự bắt mắt.
- Cấu tạo (bút bi dùng cho học sinh, sinh viên và bút bi dành cho nhân viên văn phòng).
4. Cách hoạt động và bảo quản bút bi:
- Cách hoạt động của bút bi: Bút bi có viên bi nhỏ ở đầu ngòi bút. Khi đặt bút xuống viết, viên bi chuyển động sẽ giúp mực ra đều và đậm nét.
- Cách bảo quản bút bi:
- Tránh bút bi bị rơi xuống nền đất, cát sẽ khiến bút bi bị tắc mực.
- Tránh để bút bị rơi vào nước, mực sẽ bị nhiễu, viết bị đứt nét.
- Tránh tình trạng không tắt bút bi khi sử dụng xong, khô mực sẽ gây nên tắc mực, nét bút sẽ bị tắc mực hoặc viết không rõ nét.
5. Các hãng bút bi nổi tiếng như:
- Bút bi của Hồng Hà.
- Bút bi của Thiên Long.
- Bút bi của Bến Nghé.
Tất cả các bút bi được sản xuất đều nhằm mục đích tạo nên cho con người sự gọn nhẹ và nhanh trong ghi chép.
6. Ý nghĩa của bút bi:
Bút bi tạo nên cho con người một công cụ ghi chép rõ ràng và giữ được lâu. Không giống trước kia, chỉ viết lên lá, lên nền xi măng, khó lưu truyền.
Bút bi nhỏ, gọn và vừa tầm tay của con người, giúp con người đi đâu cũng có thể mang theo bút bi để ghi chép và học tập.
Bút bi như người bạn sâu sắc, người bạn đồng hành mọi bước đi, mọi đường nét con chữ của học sinh, sinh viên và cả những nhân viên.
Kết bài:
Nêu và khẳng định lại vai trò to lớn của bút bi với mỗi con người.
Bài văn mẫu tham khảo:
Trong chặng hành trình đầu đời đến với con chữ, con người tập làm quen với nét bút tẩy được của: bút chì. Sang lớp cấp một, các bạn làm quen với bút máy và bút chữ A, hai bút này viết nét đậm và đẹp, tuy nhiên lại tương đối chậm. Bắt đầu bước sang cấp hai, chúng ta bắt tay làm quen với bút bi. Một loại bút nhỏ gọn và có nét nhạt hơn, nhưng ưu điểm lại viết nhanh gọn hơn. Và cũng từ đó, bút bi trở thành người bạn thân thiết và đồng hành với mọi chặng đường của học sinh, sinh viên và nhân viên,…
Năm 1930 bút bi được Lazo Biro sáng tạo nên. Ông là một nhà báo, trong quá trình in mực báo, ông tình cờ nhận thấy mực rất nhanh khô, và còn lưu giữ được lâu. Chính vì vậy ông đã nảy ra ý tưởng tạo nên ngòi bút viết và từ đó bút bi ra đời. Bút bi là một bút có độ dài khoảng 15-16cm, khoảng tầm một gang tay của chúng ta. Bút bi nhỏ, thon theo dạng hình tròn dài, đường kính bút bi khoảng tầm 1cm, bút bi có cấu tạo chủ yếu gồm hai bộ phận. Vỏ bút thường sử dụng màu trắng trong của nhựa cứng, phần đầu bút làm tròn nhỏ hơn một chút với phần thân bút. Phần cuối cùng của bút bằng phần thân bút, là nơi dùng để lắp phần nhựa cứng khác màu tạo nên phần bật và tắt bút. Nếu là bút màu xanh thì phần bật tắt này màu xanh, nếu là bút mực đen thì phần bật tắt này sẽ có màu đen. Ngày nay, trước yêu cầu về cái đẹp của con người, bút bi đã được sáng tạo nhiều màu sắc và hình dạng bắt mắt khác nhau. Phần trong của bút bi gồm có: ngòi bút bi: được làm bằng nhựa dẻo, bên trong có chứa mực bút, đầu bút cho viên bi nhỏ, để lưu chuyển mực. Bút bi nhờ có phần bi này mà ngòi bút trơn tru và có thể viết bài nhanh, lưu loát hơn. Có lò xo, được làm bằng nhôm hoặc sắt, để tạo lực đàn hồi lúc bật hoặc tắt bút. Phần cuối bút là phần bật tắt bút. Ngày nay, có nhiều loại bút bi được sử dụng với nhiều màu mực, nhiều hình dáng khác nhau, rất đa dạng và phong phú, phù hợp với nhu cầu của mỗi người.
Trên thị trường sản xuất ngày nay, có nhiều hãng bút bi ra đời và tạo nên những đặc sắc riêng cho mỗi người lựa chọn. Vậy mà bút bi của Hồng Hà vẫn luôn là thương hiệu được nhiều người biết đến và khá ưa chuộng sử dụng. Bút bi ấy gắn liền với con người từ ngày vào cấp hai cho đến ngày chúng ta rời ghế nhà trường. Bút bi nhỏ gọn là vận dụng rất hữu ích với mỗi chúng ta. Chính vì nó nhỏ gọn và còn nhẹ tay, và làm bằng nhựa, chính vì vậy chúng ta cần phải nhẹ tay khi sử dụng; đồng thời cần tránh bút rơi sẽ gây vỡ hoặc tắc mực bút. Bút rơi xuống khi chưa tắt bút sẽ dễ gây tắc mực, không thể viết được. Bút rơi xuống chậu nước, khi đã tắt, cũng có thể gây nên hư, nét bút không đều.
Như vậy sự có mặt của cây bút bi là rất cần thiết đối với mỗi người học sinh, sinh viên. Nó sẽ giúp việc ghi chép và lưu giữ các thông tin của bạn nhanh và lâu hơn.
Trên đây là dàn ý thuyết minh về bút bi và cả một bài làm mẫu. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn. Chúc các bạn thành công trong bài làm tới.
Xem thêm: Dàn ý tinh thần tự học đầy đủ có chọn lọc (Văn Lớp 9)
Ngữ Văn Lớp 9 -Dàn ý tinh thần tự học đầy đủ có chọn lọc (Văn Lớp 9)
Bố cục và biện pháp nghệ thuật bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng – Kim Lân
Đóng vai bé Thu kể lại truyện ngắn Chiếc lược ngà Lớp 9
Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng chí
Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện “Lặng lẽ Sa Pa” – Lớp 9
Nội dung và nghệ thuật bài thơ “Tiểu đội xe không kính”