Điều trị bênh bại liệt ở chó

Chó bị hạ bạn là một trong những chứng bệnh thuộc về “lỗi chăm sóc” của người nuôi chó bên cạnh đó còn có một số bệnh khác như tiêu chảy, thần kinh yếu, stress tâm lý hay sợ sệt, hung dữ hoặc khó hoà đồng… Bình thường với khó khỏe mạnh sẽ đứng thẳng chân, đứng trên phần đệm thịt.
Điều trị bênh bại liệt ở chó


Chó bị hạ bàn là bệnh lý về xương khớp, do chế độ ăn uống không hợp lí cộng với việc không được rèn luyện thể dục thường xuyên dẫn đến chân đứng yếu, run rẩy, sập chân, hạ bàn có thể ở 2 chân trước, 2 chân sau thậm chí cả tứ chi (hình dưới).
Hạ bàn là chứng bệnh tương đối khó điều trị ở chó, tuy nhiên vẫn có thể điều trị khỏi hoàn toàn đối với chó còn nhỏ (dưới 6 tháng tuổi), chó càng lớn thì càng khó chữa, có thể bị mang tật suốt đời, làm mất dáng chó, mất hoàn toàn giá trị của một chú chó nếu không được điều trị đúng cách.
Nguyên nhân bệnh hạ bàn ở chó:
Lỗi chăm sóc khiến chó bị hạ bàn diễn ra theo 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực. Tích cực ở đây là sự chăm sóc quá chu đáo (cái gì quá đều không tốt!). Nhiều người nuôi chó với tâm lý chỉ mong chó nhanh béo hoặc vì mục đích thương mại mà chó được “nhồi” cho ăn quá nhu cầu, thừa dinh dưỡng dẫn đến béo phì, lười vận động và ở chiều hướng ngược lại là sự vô tâm từ chủ, chó bị bỏ đói, ăn uống nghèo nàn về mặt dinh dưỡng, chó bị nuôi nhốt cả ngày, ít vận động…
Tóm lại hạ bàn ở chó là do 2 nguyên nhân chính:
– Chế độ ăn uống: không đủ dinh dưỡng hay cho ăn quá nhiều chất đạm, chất béo làm mấy cân bằng về chất… dẫn đến thiếu canxi làm cho xương chó yếu dần dẫn đến hạ bàn, bại liệt.
– Ít được vận động, rèn luyện: chó bị nuôi nhốt trong chuồng, không được nuôi thả tự do, ít được ra sân chạy nhảy, phơi nắng, không thường xuyên tập luyện thể thao cho chó, không dắt chó đi dạo mỗi ngày… dẫn đến chó trì trệ, lười vận động, ngồi nằm nhiều một chỗ khiến chân bị yếu, giảm khả năng tiêu hóa, hấp thụ.
Triệu chứng bệnh hà bàn:
Cũng giống triệu chứng thiếu canxi ở người, chó cũng thường xuyên bị chuột rút, chân yếu, run rẩy đứng không vững, đi lại khó khăn. Khi bị nặng dẫn đến 2 chân trước hoặc 2 chân sau bị gập hẳn xuống, khi đứng không thẳng chân đứng trên phần đệm thịt mà gập cả phần cổ chân xuống dưới đất (hạ bàn).
Điều trị bệnh hạ bàn cho chó :
Như đã nói ở trên điều trị chó bị hạ bàn đối với chó dưới 6 tháng tuổi thì có khả năng hồi phục hoàn toàn, không để lại di chứng còn với chó già, chó trên 1 năm tuổi thì điều trị rất khó khăn, có thể mang dị tật suốt đời. Vì vậy với bệnh này nên phòng hơn chữa tất cả đều phụ thuộc vào thái độ chăm sóc của chủ nuôi.
Nguyên nhân gây bệnh sập bàn, hạ bàn ở chó là do thiếu canxi do đó cần thay đổi ngay trong chế độ ăn uống, tập luyện cho chó như:
– Điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý trong ngày, bổ sung canxi vào thức ăn cho chó một số thức ăn giàu canxi như cá, phomai, xương hầm, sữa, sữa chua,…
– Tăng cường canxi cho chó (có thể dùng viên thức ăn hoặc các loại thuốc canxi dành riêng cho chó hay loại dành cho bà bầu đều được) theo đường uống hoặc tiêm nếu cần theo chỉ định của bác sĩ thú y.
– Vitamin D giúp tăng khả năng hấp thụ canxi vì vậy nên dắt chó đi dạo, ra công viên vui chơi, tắm nắng khoảng 1 tiếng từ 6-7h sáng hoặc 5-6h chiều hàng ngày.
– Với chó còn yếu, khả năng đi lại còn kém nên xoa bóp chân tay cho chó.
– Cho chó chơi cùng những con chó có chiều cao tương đương nhau sẽ giúp cho chó sẽ nhanh khỏi hạ bàn hơn.
– Không nên nuôi nhốt chó cả ngày trong chuồng, cũi, hãy tạo điều kiện cho chó được vui chơi, chạy nhảy thường xuyên.
– Dắt chó đi dạo, luyện tập thể thao như chạy nhảy ở mặt sân thô, cứng, cho chó chạy theo xe đạp, xe máy ở tốc độ chậm… để rèn luyện sức khỏe, tăng sức bền cho chó.
Cũng như muôn loài khác, tập tính tự nhiên của loài chó là được vận động, giao lưu tự nhiên mình tin bằng tình yêu thương, chăm sóc cùng sự am hiểu, tôn trọng tự nhiên chú chó của bạn sẽ không bao giờ mắc bệnh hạ bàn mà nếu có cũng sẽ sớm phục hồi. Mong rằng những chú chó của chúng ta luôn khỏe mạnh, đáng yêu. Chữa bệnh cho chó - Tags: ,