Điều trị bênh táo bón ở chó

Chó khỏe mạnh thường có phân màu vàng nâu cho tới màu vàng gụ. Phẩm màu trong thức ăn cũng có thể nhuộm màu phân nữa. Sau đây là 1 số trường hợp thường gặp ở chó:
Điều trị bênh táo bón ở chó


Không ít người bị chứng bệnh này. Bạn cảm thấy ra sao khi bị táo bón? Khó chịu, bực bội, vướng víu? Chó cưng cũng thế. Cái cảm giác muốn “hành sự” mà mãi không được rất dễ khiến chúng cáu gắt, thậm chí dẫn tới stress. Vậy nguyên nhân là do đâu?
 
Phân tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ khô cứng lại do quá trình hấp thụ lại nước. Đây là lí do chính khiến chó bị táo bón.
 
Nuốt phải dị vật: xương, thực vật, đất, sỏi/đá có thể khiến phân to lên, khô đanh lại và gây táo bón.
Chế độ ăn: quá nhiều/ quá ít chất xơ, thiếu vận động
 
Yếu tố môi trường: có khá nhiều nguyên nhân từ môi trường sống. Sau đây là 1 số tình huống:
Bị nhốt lâu trong chuồng, cũi. Nếu bé vốn quen với việc tự do chạy nhảy nhưng lại bị tống vào chuồng dài ngày => khó chịu=> stress=> táo bón. (Thường xảy ra khi lưu chuồng lâu ở thú y)
 
Nhiều khi lại là do bất mãn với hộp cát vệ sinh. Kích thước, vị trí,lượng cát… hoàn toàn có thể là nguyên do khiến bé tắc tịt và dẫn tới táo bón.
 
Các cơn đau: Nếu chó cảm thấy đau đớn ở hậu môn/ vùng gần hậu môn hoặc các chấn thương chỉnh hình. Tác động mạnh/ áp-xe tuyến hậu môn cũng có thể là cản trở chó hành sự . Ngoài ra, viêm khớp cũng khiến cho các tư thế ngồi của chó trở nên khó khăn, từ đó khiến chó ngần ngại trọng vệ sinh => táo bón.
 
Tắc ruột: quá trình đào thải phân cũng có thể bị trì trệ bởi khối u ( gây đau, rát, vướng víu), lông tóc ( do quấn sít vào nhau, đóng thành búi lông lớn gây tắc ruột, thường xảy ra ở những chú cún lông dài). Đó là còn chưa nói đến các biến dạng nội tạng. Thoát vị xương chậu, tuyến tiền liệt phình to cũng dẫn tới táo bón… Xương chậu rạn nứt thì sau khi bình phục, khung xương sẽ hẹp hơn, tác động xấu tới đại tràng, hạn chế lưu lượng phân đi qua đó.
Thần kinh cơ cũng có thể là nguyên nhân. Rối loạn thần kinh cơ làm suy yếu chức năng của đại tràng. Dị tật cột sống, đĩa đệm bất thường ở khu vực gần xương chậu gián đoạn quá trình đào thải phân.
 
Rối loạn tiêu hóa: suy tuyến giáp hoặc suy thận có thể làm cho việc tiết dịch tiêu hóa bất ổn định và mất cân bằng điện giải ( hạ kali máu, tăng calci máu…) Sự mất cân bằng này gây mất nước, giảm co cơ ruột, kết quả là chó bị táo bón do phân bị trữ quá lâu trong ruột.
 
Như bạn đã thấy 1 số các nguyên nhân gây táo bón. Nó không đơn giản là do thức ăn mà còn có thể là biểu hiện bệnh nặng…Thậm chí nếu thấy bé rặn nhiều cũng có khả năng là do đường tiết niệu có vấn đề. (Mong bạn cẩn thận vì nếu để bí tiểu lâu sẽ gây tử vong ở chó). Có 1 số trường hợp phân tích trữ lâu trong ruột kích thích sản sinh ra chất dịch ruột khiến cho ta nhầm tưởng là tiêu chảy( Paradoxical diarrhea). Nếu trở nặng, phải đưa đi cấp cứu. Táo bón khiến chó mệt mỏi, lờ đờ, nôn mửa, bỏ ăn và có thể luôn trong tư thế gập người (do mót rặn).
Chữa táo bón ra sao?
Người ta hay sử dụng thuốc xổ trọng/ ống thụt giúp cún giải thoát khối lượng phân đóng cứng ngắc trong ruột.( xin lưu ý là không tự làm ở nhà) Quá trình theo dõi cẩn trọng sẽ giúp bạn nhận ra vấn đề, các thành phần gây ra táo bón. Cân bằng điện giải để chống mất nước cũng rất quan trọng.
Phòng ngừa:
– Quan tâm nhiều hơn tới khẩu phần ăn, chó bé chó ăn đúng cách và phù hợp để tránh táo bón. Tăng, giảm chất xơ đứng mức theo chỉ định của Bác sĩ thú y.
– Khuyến khích đi dạo, hoạt động để tăng nhu động ruột.
– Cung cấp nước sạch cho cún. Có thể tính bằng công thức (70(trọng lượng)^0.75) x 1.6
– Xác định, điều trị bệnh đúng cách, tránh stress. Chữa bệnh cho chó - Tags: