Đóng vai ông Sáu kể lại chuyện Chiếc lược ngà cực cảm động

Đóng vai ông Sáu kể lại chuyện Chiếc lược ngà để có thể hiểu được rõ cảm xúc, tính cách và hành động của ông Sáu.

Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn hay và xuất sắc kể về cuộc đời của người chiến sĩ Sáu, và những oái oăm cho đến tình cảm yêu thương chân thật của tình cha con. Dưới đây là bài làm mẫu về Đóng vai ông Sáu kể lại truyện “Chiếc lược ngà”. Đây là một bài văn hay và cảm động; hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

Đóng vai ông Sáu kể lại chuyện Chiếc lược ngà cực cảm động

Đóng vai ông Sáu kể lại chuyện Chiếc lược ngà

Chú ý khi làm dạng đề bài đóng vai, cụ thể là đóng vai ông Sáu ở đây: cần lưu ý ba thời điểm quan trọng tại nên mạch cảm xúc cho bài là:

1. Cảnh ông Sáu trước khi gặp lại con gái sau nhiều năm xa cách: tâm trạng, thái độ, sự hồi hộp, vội vàng và háo hức của ông.
2. Khi gặp lại bé Thu, ở cùng gia đình và bé: tâm trạng hụt hẫng, và thất vọng đến nóng nảy khi con gái không nhận ra cha.
3. Khi chuẩn bị rời xa gia đình và bé Thu lên đường trở lại nơi chiến đấu: tâm trạng đan xen giữa niềm vui Thu nhận ra mình cùng với tâm trạng có chút không đành lòng rời xa gia đình. Bên cạnh đó chú ý cả tâm trạng của ông Sáu khi ở chiến trường.
Ba thời điểm trên là ba thời điểm quan trọng nhất, và sâu sắc nhất, người làm bài cần nhớ kỉ để có thể xoáy sâu vào tình cảm gia đình, tình yêu thương con tha thiết của ông Sáu.

Đóng vai ông Sáu kể lại tác phẩm “Chiếc lược ngà”:

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước 

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.”

Mang theo chân lý cứu nước, lý tưởng “Quyết tử vì Tổ quốc quyết sinh” tôi đã rời xa quê hương, rời xa gia đình, xa mẹ già, xa người vợ chung chăn gối, và phải rời ra đứa con thơ, mới chưa tròn một tuổi. Tôi tên là Sáu, là một người chiến sĩ của chiến trường Nam Bộ. Chiến tranh ác liệt, bọn thực dân, đế quốc xâm lăng khiến đất nước lầm than, con người cùng cực. Tôi ở giữa khung ảnh khốc liệt ấy, nhớ về năm tháng bình yên bên gia đình, tôi nhớ về đứa con thơ của mình. Xa con đã tám năm, tôi mong ước, tôi khao khát ngày trở về gặp con. Và trời xanh không phụ lòng người, ngày con 8 tuổi, cũng là ngày tôi được cho về nghỉ phép, tại đơn vị tôi gói ghém quần áo lên đường trở về. Và đối với tôi, chuyến về thăm nhà lần này thật buồn, nhưng cũng là những kỉ niệm vui vẻ khó quên nhất về con gái mình.

Ngày tôi lên đường nhập ngũ, con gái tôi khi ấy chưa tròn một tuổi, cô bé kháu khỉnh và bụ bĩnh là điều mà tôi hình dung về con mỗi khi nhung nhớ. Có nhiều lần vợ tới thăm tôi tại đơn vị, tôi tha thiết gặp con nên có đề nghị vợ hãy mang con theo vào dịp tới. Ấy vậy mà hoàn cảnh đâu cho phép điều này xảy ra; khung cảnh chiến tranh ác liệt, bé Thu còn nhỏ, nên cũng không tiện cho việc tới thăm. Vì vậy, dù trong lòng khao khát, tha thiết được gặp con, nhưng tôi vẫn kìm nén mà nhớ thương cô bé qua lời kể của vợ. Vì vậy cho nên phải đến bây giờ khi con đã 8 tuổi, tôi mới có thể nghỉ về thăm. Cũng chính vì nguyên nhân này đã khiến nhiều chuyện xảy ra không theo ý tôi.

Đêm trước ngày trở về, lòng tôi nao nao, tâm trí tôi dồn hết vào việc sắp được gặp con. Tôi thao thức đến không tài nào ngủ được. Để rồi, tâm trạng ấy, theo tôi cả khi tôi đang trên xuồng trở về nhà. Tôi bồi hồi, tôi háo hức đến hấp tấp. Trên xuồng, ngóng thấy xa xa hình dáng của cô bé tóc ngang vai, bộ quần áo bông đỏ, trạc tuổi lên 8 đang vui đùa trước nhà chòi. Như một sự mách bảo của tình thân, tôi nhận định đó là Thu – đứa con gái mà tôi đã xa cách suốt gần tám năm trời. Tôi không đợi xuồng cập bờ, vội vàng nhảy lên bờ, chạy lại phía con bé, vừa chạy vừa run run gọi:

“Thu, con.”

Trong tâm trí tôi hiện lên hình ảnh con bé sẽ chạy lại ôm lấy tôi, hôn tôi rồi khóc lóc nũng nịu với tôi. Vậy mà trái ngược với suy nghĩ của tôi; con bé nhìn thấy, nghe thấy tôi gọi vậy thì đôi mắt mở to tròn xoe, nó bất ngờ và có cả phần giật mình. Không kìm được nỗi lòng tha thiết nhớ con, nhưng khi nhìn thấy ánh mắt con bé, bước chân tôi bỗng chậm lại, tôi xúc động, khuôn mặt tôi run run. Mà kể từ khi có vết sẹo, mỗi lần tôi xúc động, vết vẹo ấy lại đỏ lên trông rất đáng sợ. Con bé nhìn thấy có lẽ đã bị hoảng sợ, nó không còn nhìn tôi thêm phút nào nữa, nó khóc thét lên rồi chạy vụt vào nhà tìm kiếm vợ tôi. Trước khung cảnh ấy, tôi như chết lặng, chân tôi run run không lê nổi bước, tôi như trời trồng khi nhìn thấy con không muốn tới gần mình; nhìn thấy con chạy vụt đi, mà lòng tôi đau nhói. Có lẽ nào, vì vết vết sẹo nên con mới chạy? Hay thật sự con không nhận ra tôi? Phút chốc niềm vui, sự háo hức trong lòng tôi bị cái nhìn cùng tiếng khóc vụt chạy của con xé toang. Tôi hụt hẫng, lòng tôi như có vật gì đó đè nặng lên.

Lần về phép này của tôi chỉ có vỏn vẹn ba ngày. Khi ở đơn vị, tôi đã nghỉ có lẽ sẽ là ba ngày gia đình tôi vui vẻ sum vầy. Ấy vậy mà trớ trêu, bé Thu lại không nhận ra tôi, điều này khiến lòng tôi đau nhói. Để rồi, suốt ba ngày, tôi không dám đi đâu hết, tôi chỉ quanh quẩn ở nhà, và tôi chỉ loanh quanh bên cạnh để vỗ về con bé, chỉ lo thân thiếu hơn với con bé, mong sao cho con bé sẽ nhận tôi. Trong tâm trí tôi, con bé luôn thường trực; vì vậy, ngay khi gặp con bé tôi đã mong nó sẽ gọi tôi một tiếng ba. “Ba” tiếng gọi thiêng liêng mà tôi mong ước được nghe thấy suốt bao ngày qua, tôi hy vọng sao, khi trở về được nghe chính Thu gọi mình như vậy, ấy vậy mà thật khó.

Nhưng nào ngờ đâu, tôi càng cố gắng đến gần con bé, thì con bé lại càng muốn đẩy tôi ra xa hơn. Tôi khao khát được gọi ba, tôi khao khát tình cảm của con bé dành cho mình. Vợ tôi có nói chuyện với nó, chuyện về tôi, rằng tôi chính là ba nó; nhưng nó đâu có tin, nó cứ lảng tránh, rồi nhanh chóng rời đi chỗ khác. Dẫu rơi vào bước đường cùng, khi mà nồi cơm sôi, tôi đứng cạnh nồi cơm, nồi cơm sôi con bé lúng túng, nhưng nó vẫn nhất quyết không chịu gọi tôi một tiếng ba. Nồi cơm vẫn sôi tràn, nhưng nó vẫn quyết không gọi tôi để nhờ tôi chắt nước dùm.

Trong giờ cơm ngày hôm đó, với hy vọng lấy lòng con bé, tôi chọn miếng trứng cá ngon gắp vào bát của Thu. Ấy vậy mà sự cứng đầu cùng với ngỗ nghịch, nó không chấp nhận việc tôi gắp trứng cá nên đã hất tung toé miếng cá. Tôi vừa thương con, vừa thương tâm, trong một chút nóng giận, tôi đã đánh vào mông Thu, là hét lớn: “Sao mày cứng đầu quá vậy.” Sau khi bị tôi đánh và hét giận dữ; tôi cứ nghĩ nó sẽ bị dọa sợ mà khóc lóc, giãy dũa. Ấy vậy mà, nó chỉ lặng lẽ gắp lại miếng trứng cá vào bát, rồi không nói lời nào mà đứng dậy khỏi mâm cơm. Nó chạy ra chỗ xuồng chiếc xuồng, gỡ dây và chèo sang nhà bà ngoại. Khi ăn cơm xong, dọn dẹp mọi thứ đâu vào đó, tôi bảo vợ sang đón con bé về, nhưng vợ tôi có nói thế nào, thì với tính cách ương bướng của nó, nó vẫn không chịu về. Nó ở lại nhà ngoại đêm ấy.

Tôi mong vợ đón được nó về. Bởi tối nay là tối cuối cùng tôi được ở cùng gia đình, được nhìn thấy con bé; tôi không muốn lãng phí buổi tối nay. Nhưng con bé cứng đầu, không chịu về. Mai là tôi phải lên đường trở về đơn vị. Mà chiến trường ác liệt, đi thì dễ mà về đâu có dễ. Nhỡ đâu lần này cũng là lần cuối tôi gặp con, gặp gia đình. Ấy vậy mà sự tâm niệm được gọi một tiếng “ba” của tôi vẫn chưa được thực hiện. Con bé đâu biết lòng tôi, tôi đánh nó, nó đâu một, thì tâm tôi đau mười; vậy mà nó đâu chịu để tâm tới người cha là tôi.

Cả đêm hôm ấy, lòng tôi cứ thấp thỏm, tôi trằn trọc không ngủ được như ngày trước khi trở về. Chỉ là ngày trước khi về tôi vui vẻ và háo hức; còn giờ đây lòng tôi đau nhói. Vợ tôi thấy tôi trở mình không yên giấc, cô ấy khuyên tôi cứ an tâm công tác, con sau này lớn sẽ hiểu chuyện, khi đó hai cha con sẽ còn gặp nhau nhiều. Tôi nghe vậy, cũng chỉ ậm ừ cho qua, tôi không muốn vợ quá lo lắng hay đau lòng vì mình.

Sáng hôm sau, ngày tôi phải lên đường, bà con nội ngoại, xóm làng tụ tập tiễn tôi. Thu cũng theo bà ngoại nó trở về. Nhưng vì mải tiếp khách, cùng chào hỏi mọi người, tôi cũng đâu có đặt tâm trí ở chỗ nó nhiều. Khi đeo balo lên vai, tôi mới ngoái đầu, tôi nhìn con bé: không còn là đứa bé cứng đầu, bướng bỉnh mà tôi gặp nữa; thay vào đó là cô bé tám tuổi, khuôn mặt suy tư, đôi mắt đượm buồn. Lúc ấy, tôi rất muốn chạy đến ôm con bé, hôn chào tạm biệt nó, nhưng tôi lại sợ, vết sẹo trên khuôn mặt tôi – mỗi khi tôi xúc động đều rất đáng sợ. Chính vì vậy, tôi chỉ đứng từ xa nhìn con bé, rồi nhẹ giọng nói to:

“Thôi, ba đi nghe con.”

Nói rồi, tôi quay đi lên đường, lòng tôi trống rỗng, nước mắt chực chờ rơi. Tôi không muốn xa con, xa gia đình, nhưng nghĩa vụ trên vai, đất nước đang cần tôi. Trong khi tâm hồn tôi đang lơ lửng giữa sự thật này, bỗng tôi nghe thấy thanh âm, mà tôi đợi chờ suốt bao ngày qua. Tiếng gọi vọng lên cùng tiếng khóc:

“Baaaaaa”

Con bé chạy lại, ôm lấy tôi, khóc nức nở và ôm; tâm trạng nặng trĩu của tôi bỗng được buông lỏng, thay vào đó, tay tôi run, nước mắt không ngừng được mà trào rơi. 

Con bé gọi tôi là ba, cuối cùng nó cũng gọi tôi là ba rồi, tiếng gọi mà tôi mong chờ suốt tám năm qua, cuối cùng tôi cũng đã được nghe thấy rồi. Lòng tôi vui mừng khôn xiết, cảm xúc của tôi giờ phút này thật khó tả.

Dường như con bé cũng cảm nhận được suy nghĩ của tôi, nó ôm chặt lấy tôi, rồi vừa khóc nghẹn nói:

“Không cho ba đi nữa, ba ở lại với con.”

Tôi yêu và thương con bé nhiều lắm. Tôi ôm con bé vào lòng. Giờ phút hai cha con nhận nhau; tình cha con dạt dào này; vậy mà tôi lại phải rời đi. Tôi đợi chờ tình cảm này suốt bao ngày qua, tôi vui lắm chứ, nhận được tiếng gọi ba của con, lòng tôi vui lắm. Nhưng tôi chợt nhận ra, tôi phải rời đi, đất nước còn đang chờ đợi tôi. Tôi thật muốn giờ phút này sẽ là vào ba ngày trước. Tôi thương con chứ, nhưng bây giờ tôi vẫn phải đi.

Chuyện gì đến cũng phải đến, tôi đành phải rời xa con bé, tôi phải đi thôi, chiến trường, đất nước đang chờ tôi. Vì vậy, bà ngoại con bé, cùng vợ tôi và mọi người lại động viên con bé, để con bé buông tôi ra đi. Nhìn con bé ôm chặt lấy mình, lòng tôi chua xót, nhưng vẫn phải dứt áo buông con bé. Chứng kiến cảnh chia tay này, ai cũng rơi nước mắt, họ nghẹn ngào cho con bé và nghẹn ngào cho cả sự ra đi của tôi.

Con bé dường như đã hiểu ra, nhưng nó vẫn mếu máo, không chấp nhận sự thật này:

“Ba đi ba về ba mua cho con cây lược nha ba.”

Rồi con bé từng chút từng chút tuột khỏi người tôi. Nó đứng dưới đất, mắt nhìn tôi rưng rưng. Tôi không dám chậm trễ chút nào, nhanh chóng rời đi.

Mãi sau này, khi ở trong đơn vị, nghe kể lại chuyện con bé đã không nhận tôi vì trên mặt tôi có vết sẹc dài, khác xa với cái ảnh mà nó thuộc lòng về khuôn mặt tôi. Chính vì vậy, con bé mới không chịu nhận tôi sớm. Mãi sau này khi được nghe bà ngoại kể lại, nó mới chịu chấp nhận. Vậy là nó không hề quên tôi, con bé vẫn luôn nhớ về tôi, con bé vẫn luôn xem trọng tôi. Tôi không hề bị con bé quên. Chỉ vì vết thương của chiến tranh nên con bé mới không nhận người cha là tôi.

Quay lại với chiến trường, chúng tôi nhận nhiệm vụ mới. Chúng tôi phải trở về miền Đông để chiến đấu. Mỗi đêm, khi nghỉ ngơi sau hành quân, trên chiếc võng nhỏ cùng tiếng muỗi vo ve, tôi lại nhớ đến con. Tới lần tôi lỡ tay đánh con bé, tới câu mắng con bé. Nghĩ tới lòng tôi lại đau nhói; đúng ra tôi nên kiềm chế bản thân, đúng ra tôi không nên làm con bé đau. Tình thương tôi dành cho con bé còn không cách nào bày tỏ hết, vậy mà lúc đấy tôi lại lỡ tay đánh con bé. Điều này, làm tôi đau đớn, dằn vặt suốt bao tháng năm chiến đấu.

Hôm đó, là một ngày mưa, ấy vậy mà tôi trở về đơn vị trong sự hí hửng vui tươi; trên tay tôi là một khúc ngà voi. Tôi hí hửng, bởi trước khi lên đường, con bé nhà tôi đã dặn tôi ngày trở về mang cho nó một chiếc lược. Giờ đây đúng lúc nhặt được khúc ngà voi này; tôi quyết định tự tay làm chiếc lược cho Thu. Nói là làm, tôi lấy vỏ đạn ra tạo thành hình chiếc răng cưa, rồi tôi dùng chiếc cưa tự chế ấy từng bước, từng bước làm chiếc lược.

Những ngày tiếp theo, cứ mỗi khi rảnh rỗi một chút, tôi lại đem khúc ngà ra để tạo thành hình chiếc lược. Tôi từng chút, từng chút, tỉ mỉ không khác gì một thợ điêu khắc chuyên nghiệp, tôi làm từng chiếc răng lược một, rồi tôi dùng chiếc răng cưa làm từ vỏ đạn để tạo khắc thật đẹp. Ấy vậy mà, chẳng mấy chốc, chiếc lược mà tôi trân quý từng ly từng tí, cũng đã được tạo thành cũng. Chiếc lược trên tay tôi hoàn mũ, tôi nghĩ con bé sẽ thích lắm. Rồi suy nghĩ đắn đo một chút, tôi quyết định dùng hết tình cảm và tâm tư của mình dành cho con bé để khắc dòng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba.” Chiếc lược tôi làm dài tầm một gang tay, trên tay tôi có vẻ hơi nhỏ, những nếu Thu cầm sẽ hợp với con bé lắm. Tôi thích thú, ngày nào tôi cũng đem chiếc lược ta ngắm nghía, tôi nhớ con; cây lược làm tặng Thu, như hiện diện của con bé trước tôi. Vì vậy tôi trân quý mà cất kỹ càng chiếc lược. Cây lược này, cùng ngày trở về trao tận tay Thu, chính là động lực to lớn để tôi vượt qua những gian lao, vất vả nơi chiến trường.

Ấy vậy mà, chiến tranh tàn khốc đã làm gì? Chiến tranh cướp đi hạnh phúc gia đình, cướp đi ấm no hạnh phúc, và cướp đi tình yêu thương con cái của tôi. Cướp đi sự bình yên của hàng triệu người. Để rồi, những người chiến sĩ như chúng tôi, mang trong mình lý tưởng cứu nước, yên ấm dân mà lên đường. Chặng hành trình ấy gian lao, vất vả và cái chết luôn cận kề. Với tôi, tình yêu con, tình yêu gia đình, yêu quê hương chính là động lực to lớn để tôi có thể vượt qua mọi khắc nghiệt. Nhưng, ngày tháng mòn mỏi đợi mong ấy của tôi bị dập tất. Phút chia lìa cuộc đời, tay tôi vẫn quyết dúi bằng được cái lược để người bạn chiến đấu cùng đưa lại cho Thu. Tình yêu con tha thiết và tình yêu gia đình là thứ đọng lại trong tôi trước lúc rời đi.

Trên đây là bài làm về đóng vai nhân vật ông Sáu kể về “Chiếc lược ngà”. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

Xem thêm: Phân tích nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của Vũ Nương (Lớp 9)

Ngữ Văn Lớp 9 -