Một số căn bênh thường gặp ở chó
Hiện nay thời tiết thay đổi làm ảnh hưởng đến những chú chó cưng của gia đình bạn. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số căn bênh thường gặp ở chó và các cách phòng tránh.
1) Bệnh sốt ho ở chó:
• Bệnh này chi White Fang có nói kĩ rồi, mình ko nhắc lại nữa, chỉ nhắc lại là bệnh này chưa có thuốc đặc trị nên chỉ có thể phòng bệnh bằng cách cho cún chích ngừa mà thôi. Khi phát hiện cún có triệu chứng bị bệnh thì ta nên dành cho cún chỗ ở sạch sẽ, khô ráo, thóang mát, ko nóng và thóang khí.
• Trong luc này chó cần ăn các thức ăn dễ tiêu như sữa, trứng luộc, pho mát, thịt nạc tán nhuyễn. ko để trẻ em và các vật nuôi khác đến gần chó. Nước mắt & nứơc mũi phải lau sạch va tuyệt đối làm theo lời khuyên bs,ko để chó ẩm ướt hoặc bị lạnh.
• Khi cho có dấu hiệu hồi phục ko nên cho chó ăn quá nhiều, ăn thành nhiều bữa. Sau khi quá trình kết thúc dù kết quả ntn ta cũng phải rửa sạch, phóng uế tòan bộ nơi ở của pet để phòng bệnh.
2) Bệnh múa giật:
• Là di chứng thường xuyên của bệnh sốt ho. Triệu chứng là các cơ bắp thường bị co rúm và chưa có thuốc chữa trị . Chứng bệnh này không làm suy yếu khả năng sinh sản của giống chó tốt. Việc sanh con sẽ giảm bớt chứng múa giật ở chó mẹ. Chứng múa giật thường được coi như tình trạng chó thiếu sức khỏe. Tình trạng này thường càng lúc càng xấu đi.
3) Bệnh kinh phong
Là chứng co giật của chó cái xảy ra trước khi, trong khi hoặc sau khi sanh con. Nếu chó mẹ được cho ăn đầy đủ canxi và vitamin D trong thời kỳ mang thai sẽ tránh được bệnh kinh phong. Triệu chứng bệnh này từ những biểu hiện bồn chồn khó chịu và co giật nhẹ đến những cơn nguy kịch có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.
Những nhu cầu về canxi trong cơ thể của bầy chó con thường làm suy sụp nguồn canxi trong cơ thể chó mẹ.
Bệnh kinh phong có thể điều trị bằng cách tiêm gluconate caxi bổ sung vào khẩu phần ăn của chó 1 lượng canxi có thể dung được và vitamin D.
4) Bệnh còi xương
– Đây là bệnh ở chó con do mất khả năng canxi hóa. Những di tật ở xương do bệnh này gây ra có thể kéo dài suốt đời của cún.
– Triệu chứng : lâm trạng thái hôn mê, cổ bị cong, lưng còng, khớp xương bị méo mó hoặc nổi u, chân cong, các cơ bắp nhão đi, xương cẳng chân mọc dài ra, các khớp sụn ở xương sườn lòi ra. Ở những giai đọan cao hơn của căn bệnh, toàn bộ xương trở nên mềm di, dễ méo mó và dễ gãy, răng mọc chậm.
– Phòng bệnh:
• Bệnh còi xương là hậu quả của thiếu canxi, phốt pho và vitamin D. Có thể ngừa trước căn bệnh này bằng cách cung cấp vào khẩu phần ăn của chó đầy đủ những chất kể trên. Nếu bệnh chưa đến thời kỳ trầm trọng, có thể chữa trị bằng cách trên; tuy vậy, những biến dạng xương do bệnh gây ra khó được sữa chữa lại. Đối với những con chó được nuôi trong nhà,do không được tắm nắng mặt trời hoặc nếu có cũng chỉ là ánh sáng mặt trời xuyên qua cửa kính nên nhu cầu cung cấp vitamin D nhân tạo càng cao hơn.
• Tình trạng mất cân đối hoặc thiếu chất trong khẩu phần ăn vốn gây ra bệnh còi xương ở chó mẹ có thể gây ảnh hưởng đến con cai, nhưng trường hợp này là do căn bệnh tái phát trở lại chứ không phải do di truyền.
Chó trưởng thành thường có nhu cầu về canxi, phốt pho và vitamin D ít hơn so với chó cái mới sanh hoặc chó con; song chứng nhuyễn xương , tức bệnh còi xương ở giai đọan sau, thường xảy ra ở những chó trưởng thành là do hậu quả của bệnh suy dinh dưỡng lúc đó còn nhỏ. Trong những trường hợp như thế, xuơng mềm sẽ dẫn đến tật què quặt hoặc biến dạng.
• Việc chữa trị cũng tương tự như khi chữa trị bằng chứng còi xương của chó lúc nhỏ, tức là bổ sung canxi, phốt pho, và vitamin D vào khẩu phần. Nhất là khi chó mang thai hoặc đang trong thời kì cho con bú, ta nên cung cấp cho nó thật nhiều những chất trên, vừa để bồi dưỡng cho chó vừa để cung cấp đủ lượng chất tạo 1 bộ xương hoàn chỉnh cho bào thai và cho sự sinh trưởng của chó con. Chữa bệnh cho chó - Tags: Chữa bệnh cho chó, Một số căn bênh thường gặp ở chó