Phòng bệnh giun tim ở chó

Giun tim ở chó là một loại của giun chỉ, được gọi là Dirofilaria immitis. Giun chỉ Dirofilaria có thể lây nhiễm từ thú sang cho người nhưng rất hiếm. Bệnh thường xảy ra nhiều nhất ở loài chó không kể giới tính, tuổi tác, nơi ở. Bệnh cũng có ở mèo và một số loài chó khác.
Phòng bệnh giun tim ở chó


Giun tim là gì?
Giun tim ở chó mèo là một loại của giun chỉ, thường được gọi là Dirofilaria immitis. Giun chỉ Dirofilaria có thể lây nhiễm từ thú sang cho người nhưng rất hiếm.
Bệnh thường xảy ra nhiều nhất ở loài chó, Không kể giới tính, tuổi tác, nơi ở. Bệnh cũng có ở mèo và một số loài chó khác.
Chó là ký chủ thật sự của giun tim Dirofilaria immitis. Giun trưởng thành dài từ 6 cm đến 30 cm, con đực nhỏ hơn con cái.
Giun đực và cái giao hợp nhau đẻ ra vô số ấu trùng microfilariae giai đoạn 1 ở trong máu. (nguồn bệnh)
Muỗi là ký chủ trung gian của giun D. immitis.
Giun tim sẽ trải qua 4 lần lột xác trong vòng đời để thành giun trưởng thành gây hại cho cơ thể con vật. Nôm na là thế này:
Chó mang mầm bênh microfilaria trong máu, bị Trung gian truyền bệnh(TGTB) (muỗi) hút máu và vào trong cơ thể chúng. Trong cơ thể TGTB, chúng lột xác 2 lần(thường trong 14 ngày hoặc hơn) và tiến vào tuyến nước bọt của TGTB. Bây giờ nếu TGTB mà cắn chú chó nào thì mầm bệnh sẽ được truyền cho chú chó đó thông qua vết cắn.
Sau khi đã vào được cơ thể cún, ấu trùng giun tim sẽ lột xác 2 lần nữa để phát triển thành giun trưởng thành. Lần thứ nhất khoảng trước 15 ngày sau khi vào cơ thể chó và lần 2 vào những tháng tiếp theo sau đó, nhưng cả 2 lần lột xác thường xảy ra trong vòng nửa năm. Sau lần lột xác cuối cùng, ấu trùng cuối cùng (giun tim chưa trưởng thành) này sẽ tìm cách di hành đến tim và phát triển về mọi mặt, trong đó kích thước đóng vai trò quan trọng, việc này mất khoảng 3 tháng.
Sau khi đến tim khoảng 3 tháng nữa chúng sẽ phát triển thành giun trưởng thành, giun tim sẽ sống ở tim và sinh sản ra thế hệ mới. Nói chung là chúng sống trong cơ thể cún khoảng 5-7 năm rồi chết.
Tác hại của giun tim?
Sự gây hại: ấu trùng cuối cùng trong quá trình di chuyển sẽ đến tâm thất phải và các mạch máu xung quanh đó, phát triển và gây viêm, phù nề, tắc nghẽn mạch ở đó. động mạch phổi là bị thiệt hại nhiều nhất.—-> giảm khả năng làm việc của phổi và con vật hay bị ho là vậy.
Việc hoạt động của các mạch máu bị cản trở sẽ làm cho tim hoạt động mạnh hơn, huyết áp cũng phải tăng dần lên. Cuối cúng là xuất hiện chứng suy tim. Đỉnh cao của sự nguy hại là con vật sẽ bị shock, hồng cầu bị hủy diệt và chết trong vài ngày (thường khi giun trưởng thành sống trong tim quá nhiều). Có khi phải mỗ tim để lấy giun ra nhưng thường khi đó mạng sống của con vật xem như đã là một bản án gần như tử hình.
Nhìn bên ngoài làm sao biết cún bị giun tim?
Việc chẩn đoán giun tim phải trải qua một quy trình bao gồm khám lâm sàng, siêu âm, X-quang tim phổi và xét nghiệm máu.
Thỉnh thoảng, giun tim cũng có thể có mặt trong mắt, ổ bụng, và thậm chí cả dây cột sống và nhiều nơi khác nữa.
Quả thật là khó khăn, tuy nhiên có một số thứ chúng ta nên biết:
– Bên ngoài bình thường, X-quang không thấy gì. Đây chỉ là nguy cơ.
– Thỉnh thoảng khó thở, X-quang cho thấy có sự biến đổi ở dộng mạch phổi, xét nghiệm thận và gan thấy có sự tổn thương. Gai đoạn này đã có sự nguy hại.
– Ho, khó thở, giảm cân, trên X-quang thấy có sự biến đổi nghiêm trọng ở tim và động mạch phổi. xét nghiệm thận suy và gan tổn thương.
– Gai đoạn cuối: thường được gọi là hôi chứng CAVAL. Đây là giai đoạn đỉnh cao của sự nguy hại gây shock nặng. Cái chết của cún là nằm trong tầm tay. Chữa bệnh cho chó - Tags: ,