NDA là gì? Khám phá nghĩa thuật ngữ NDA đầy đủ chi tiết
NDA là gì? Thuận ngữ NDA được sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp như thế nào? Tuy nhiên, để nắm bắt rõ NDA là gì bạn đọc hãy cùng giải đáp ngay sau đây.
Nếu bạn là người đang hoạt động ở trong lĩnh vực doanh nghiệp thì chắc chắn không còn xa lạ gì với thuật ngữ NDA phải không. Đây là một trong những thỏa thuận được sử dụng khá nhiều ở trong các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên để nắm bắt rõ NDA là gì đang còn khiến cho nhiều người băn khoăn. Chính vì thế trong nội dung bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu NDA được hiểu như thế nào và trong NDA có những thỏa thuận gì. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Tìm hiểu NDA là gì?
Tuy là thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở trong lĩnh vực doanh nghiệp như để nắm bắt được chi tiết NDA là gì sẽ là điều không phải ai cũng biết. Theo đó, NDA được viết tắt bởi cụm từ tiếng anh Non – disclosure agreement. Được dịch nôm na theo nghĩa tiếng Việt là những thỏa thuận sẽ không được tiết lộ giữa 2 bên về tài liệu, kiến thức, thông tin cũng như các bí mật mà 2 bên muốn giữ kín. Chúng chỉ được chia sẻ và tiết lộ trong trường hợp vì mục đích chung của cả 2 bên hoặc hạn chế tối đa sự biết đến của một bên thứ 3.
Thỏa thuận NDA này sẽ được biểu hiện qua hình thức phổ biến như là thỏa thuận bảo mật thông tin của khách hàng. Hay là những thỏa thuận bảo mật kinh doanh của các doanh nghiệp, giá đấu thầu, chiếc lược công ty hay là những tài liệu sáng chế, thiết kế, ý tưởng độc quyền.
NDA chỉ thực hiện khi cả cả 2 công ty hoặc giữa các cá nhân, doanh nghiệp với cá nhân đang được xem xét kinh doanh. Cả 2 bên cùng phải hiểu được quy trình sử dụng của nhau trong kinh doanh với mục đích là đánh giá về mối quan hẹ tiềm năng trong kinh doanh.
Các loại NDA được sử dụng phổ biến
Hiện nay, thỏa thuận NDA được tồn tại ở dưới nhiều dạng khác nhau và được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau. Trong đó, chúng ta có thể kể đến một số tên gọi khác của NDA như:
- Confidentiality Agreement – CA được tạm dịch là thỏa thuận bảo mật giữa 2 bên.
- Confidential Disclosure Agreement – CDA được tạm dịch là thỏa thuận về việc tiết lộ bí mật giữa 2 bên.
- Proprietary Information Agreement – PIA được tạm dịch là thỏa thuận về thông tin độc quyền của 2 bên.
- Secrecy Agreement – SA được tạm dịch là thỏa thuận bí mật tuyệt đối của cả 2 bên.
Những loại thỏa thuận NDA nào được sử dụng phổ biến hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều loại NDA được ra đời với mục đích khác nhau, nhưng tất cả đều hướng đến một mục đích chung đó là đó là đưa ra phương án thỏa thuận chặt chẽ và tối ưu nhất. Trong đó, chúng ta có thể kể một số loại thỏa thuận NDA được sử dụng phổ biến hiện nay đó là:
Thỏa thuận NDA đơn phương
Đây là loại thỏa thuận chỉ được thực hiện bởi 2 bên, nhưng trong đó chỉ có 1 bên được cung cấp thông tin, tiết lộ bí mật hay tài liệu của mình cho bên còn lại. Có nghĩa là bên nhận thông tin và được ký kết thỏa thuận để giữ kín các bí mật đó. Ví dụ đơn giản như bên có phát minh, sáng chế sẽ cung cấp cho bên còn yêu cầu giữ bí mật về phát minh, sáng chế này.
Hoặc chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản hơn đó là bảo về bí mật kinh doanh, thương mại điều này sẽ hạn chế được việc tiết lộ về những thông tin trước mà không thực hiện bồi thường cho bên tiết lộ thông tin.
Thỏa thuận NDA song phương
Đối với thỏa thuận NDA song phương là một thỏa thuận có những thông tin liên quan tới cả 2 bên. Theo như loại NDA thì cả 2 bên đều được cung cấp thông tin cho nhau và được yêu cầu về vấn đề bảo mật, tài liệu, thông tin,….Tính cho đến thời điểm hiện tại thì loại thỏa thuận này sẽ được dùng cho những doanh nghiệp, công ty khi chuẩn bị thực hiện việc sáp nhập hay liên kết kinh doanh, hợp tác phát triển 2 bên cùng có lợi.
Thỏa thuận NDA đa phương
Bên cạnh 2 loại NDA vừa được nói đến ở trên, thì chúng ta có thể kể đến một loại thỏa thuận NDA cũng được sử dụng khá phổ biến đó là NDA đa phương. Đối với loại NDA sẽ liên quan đến một bên thứ 3 hoặc thậm chí là có thể nhiều hơn nữa. Trong đó, sẽ có 1 bên sẽ tiết lộ thông tin và các bên còn lại sẽ được yêu cầu giữ kín thông tin. Đây là thỏa thuận sẽ giúp không còn bị bó buộc giữa đơn phương hay đa phương.
Chắc chắn với những thông tin chi tiết ở trên đã giúp bạn nắm bắt được NDA là gì cũng như các loại thỏa thuận NDA được sử dụng phổ biến hiện nay. Có thể nói đây là một thỏa thuận hợp đồng vô cùng quan trọng trong kinh doanh, hy vọng với những tìm hiểu này bạn đã có thể áp dụng tốt trong thực tiễn.
- Xem thêm: Backlog là gì? Giải mã Backlog với vai trò trong nhóm
Backlog là gì? Giải mã Backlog với vai trò trong nhóm
Workflow là gì? Tìm hiểu những lợi ích mà “Workflow” mang lại
Angular là gì? Giải đáp thắc mắc về Angular hay vô cùng
Outline là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết nghĩa của Outline
Take over là gì? Tìm hiểu một số cụm từ đi kèm Take
Unit Test là gì? Khám phá lý do nên dùng Unit Test
NPM là gì? Khám phá công dụng của việc sử dụng NPM