Thành phần biệt lập là gì? Định nghĩa về thành phần biệt lập

Thành phần biệt lập là gì? Định nghĩa, khái niệm, phân loại và những bài luyện tập về thành phần biệt lập.

Hiện nay có không ít các em học sinh băn khoăn và thắc mắc thành phần biệt lập là gì? Đặc biệt là các bạn học sinh đang theo học chương trình ngữ văn lớp 9. Theo đó khi nắm bắt được điều này sẽ giúp bạn hiểu được kiến thức hữu về thành phần biệt lập trong câu. Từ đó sẽ giúp cho học sinh dễ dàng tiếp cận với bài mới một cách hiệu quả. Đặc biệt là hạn chế được tình trạng nhầm lẫn với những thành phần khác trong quá trình học.

Thành phần biệt lập là gì? Định nghĩa về thành phần biệt lập

Thành phần biệt lập là gì?

Định nghĩa thành phần biệt lập

Khái niệm thành phần biệt lập là gì?

Chúng ta có thể nắm bắt được định nghĩa thành phần biệt lập theo một cách đơn giản nhất. Ở trong một câu sẽ có các thành phần mà không tham gia vào việc biểu thị diễn đạt nghĩa trong câu. Lúc này được gọi là thành phần biệt lập được xuất hiện trong câu. 

Ví dụ: “Chao ôi! Hôm nay bác vui vẻ quá nhỉ?

“ Chao ôi” là thành phần biệt lập để thể hiện cảm xúc của người nói. Nó không tham gia vào việc biểu thị và diễn đạt ở trong câu. 

“ Ơi” là cách gọi là thành phần biệt lập bởi chúng không ảnh hưởng đến nghĩa ở trong câu.

Phân loại thành phần biệt lập

Thành phần biệt lập gọi đáp

Thành phần biệt lập gọi đáp chính là câu dùng để gọi đáp chúng có tác dụng là để duy trì và tạp nên các mối quan hệ của chủ thể. Theo đó, chủ thể này đã được nhắc đến ở trong câu được gọi là thành phần biệt lập gọi đáp. Nó sẽ không tham gia trực tiếp vào việc diễn đạt ý nghĩa ở trong câu. 

Ví dụ như: “ Tâm ơi! mình trả cho bạn quyển vở nhé!

“Ơi” chính là thành phần biệt lập gọi đáp 

“ Hỡi” chính là thành phần biệt lập gọi đáp bởi chúng không tham gia vào việc biểu thị hay diễn đạt ý nghĩa của câu. Nhưng chúng lại có tác dụng đem đến cảm xúc rõ cho từng câu văn. 

Thành phần biệt lập ghi chú ( phụ chú)

Ở trong một có đầy đủ các thành phần đã được thêm vào để liệt kê, giải thích hay bổ sung thêm thông tin. Nó giúp cho sự việc trở nên rõ hơn như là dòng chú thích ở trong câu. 

Thành phần phụ chú của câu biệt lập có thể là một câu, một từ được đứng sau dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu gạch ngang hay dấu chấm tròn,…

Ví dụ: Hoa – Lớp trưởng lớp 8A, vừa học giỏi vừa tài năng 

“ Lớp trưởng lớp 8A” được đứng sau dấu gạch ngang và dấu phẩy chính là thành phần phụ chú ở trong câu. Chúng có tác dụng là để bổ sung thêm thông tin của câu về bạn “ Lan” để mọi người biết đây là lớp trưởng lớp 8A. 

Ở đây thành phần phụ chú “ một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa” được đặt trong câu có dấu ngoặc tròn có tác dụng chính là bổ sung thông tin. 

Thành phần biệt lập tình thái

Đối với thành phần biệt lập tình thái được sử dụng để dùng trong câu nhằm thể hiện cách nhìn nhận về sự việc của người nói được nhắc đến trong câu. Theo đó, mức độ tin cậy của sự việc được thể hiện đúng theo mức độ tăng dân thông qua một số từ ngữ như:

“ Dường như/ có vẻ như/ hình như/ chắc là/ có lẽ/ chắc hẳn..

Ví dụ: “ Hôm qua bạn mặc chiếc váy cũng đẹp đấy”

“ Cũng” chính là sự thể hiện thái độ của người nhìn khi đánh giá về chiếc váy

“ Chắc chắn” chính là sự thể hiện một dự đoán có khả năng cao về sự việc sẽ diễn ra trong tương lai ở một mức cao nhất. Có thể là 90% là trời sẽ mưa. 

“ Có lẽ” là thành phần biệt lập tình thái thể hiện một mức độ tin cậy về một sự việc sẽ xảy ra. Nhưng trong trường hợp này độ chắc chắn sẽ thấp hơn. 

Trong các trường hợp trên nếu không có sự xuất hiện của các từ ngữ thì nghĩa của câu cũng không thay đổi. Mà chức năng diễn đạt được biểu thị một cách rõ ràng hơn. 

Thành phần biệt lập cảm thán

Đối với thành phần biệt lập cảm thán chính là thành phần được sử dụng trong câu để bộc lộ tâm lý của người đối với sự việc, sự vật đã được nhắc đến ở trong câu. Tâm lý của người nói đó có thể vui, buồn, tức giận hay ngạc nhiên,…

Ví dụ như: “ Chao ôi! con chó nhà chị đẻ được 12 con cơ à?

“ Chao ôi” chính là thành phần biệt lập biểu thán cảm xúc

“ Chà chà” chính là thành phần biệt lập cảm xúc khen ngợi của người nói

“ Trời ơi” chính là sự bộc lộ ngỡ ngàng của người mẹ khi con đã làm đổ hết cả ra. 

Cách nhận biết của thành phần biệt lập

Sự xuất hiện của thành phần biệt lập trong câu rất dễ để chúng ta nhận biết một cách dễ dàng. Cụ thể là:

Luyện tập về thành phần biệt lập

Câu 1: Hãy tìm thành phần biệt lập ở trong các câu sau? khi không có thành phần này thì câu có bị thay đổi ý nghĩa không?

Câu a: Tim tôi đập không rõ. Dường như, vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.

(Trích văn Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê)

Câu b: Thưa ông chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!

(Trích Làng – Kim Lân)

Câu c. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

Đáp án:

        a. Thành phần biệt lập tình thái: “dường như” đã được thể hiện rõ về cách nhìn nhận của sự việc ở một mức độ tin cậy rất thấp.

        b. Thành phần biệt lập gọi – đáp: thưa ông

        c. Thành phần biệt lập cảm thán: vất vả quá

        d. Thành phần biệt lập phụ chú: tôi nghĩ vậy.

Những thành phần biệt lập đã được nêu trên nếu như không có sự xuất hiện này thì ý nghĩa của câu cũng không bị thay đổi. 

Câu 2: Hãy chỉ ra thành phần biệt lập tình thái xuất hiện ở trong câu văn sau đây. Thử thay thế bằng một thành phần biệt khác thì mức độ chắc chắn sự việc được thay đổi ra sao?

“Anh quay lại nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.”

(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)

Đáp án:

Theo đó, Nguyễn Quang Sáng sử dụng từ “ có lẽ” là điều hoàn toàn phù hợp. Bởi khi anh Sáu cười sẽ hiện ra nỗi khổ tâm không chỉ là phỏng đoán của tác giả, mà đây là mức độ tin cậy không quá cao nhưng cũng không quá thấp. Bởi vì trước đó anh Sáu đã bị con mình phớt lờ điều này đã khiến anh buồn nhiều.

Thông qua những tìm hiểu trên bạn đã nắm chắc được thành phần biệt lập là gì rồi phải không. Qua nội dung bài viết đã cung cấp đến bạn đọc rất nhiều những kiến thức hay về thành phần biệt lập. Mong rằng các em học sinh sẽ biết cách áp dụng được thành phần biệt lập vào trong các bài văn của mình một cách hay nhất nhé!

Xem thêm: Phó từ là gì? Tìm hiểu định nghĩa và ý nghĩa của phó từ

Thuật ngữ -