Từ tượng thanh từ tượng hình là gì? Tác dụng và ví dụ minh họa
Từ tượng thanh từ tượng hình là gì? Khái niệm, định nghĩa, tác dụng, và tìm từ tượng thanh từ tượng hình trong câu và một số ví dụ.
Hiện nay có rất nhiều bạn học sinh sẽ có nhiều vướng bận khi tiếp cận với từ tượng thanh từ tượng hình. Theo đó từ tượng thanh từ tượng hình được sử dụng phổ biến trong cấu trúc câu cũng như áp dụng vào các bài văn phân tích. Tại nội dung bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết về khái niệm từ tượng thanh từ tượng hình là gì? tác dụng sự xuất hiện của chúng trong câu. Hãy cùng theo dõi để có thông tin cụ thể nhé!
Khái niệm từ tượng thanh từ tượng hình là gì?
Nắm bắt định nghĩa từ tượng thanh từ tượng hình
Ở trong chương trình sách giáo khoa, có rất nhiều định nghĩa về từ tượng thanh từ tượng hình. Theo đó các em có thể hiểu theo khái niệm này theo một cách đơn giản đó là từ tượng thanh sẽ bao gồm những từ ngữ dùng để mô phỏng theo âm thanh được phát ra. Còn đối với từ tượng hình sẽ gợi tả và mô phỏng theo hình dáng trạng thái của sự vật.
Từ tượng thanh tượng hình có điểm chung đó là cả hai đều là những từ láy. Đây cũng là cách để bạn nhận biết được nhanh nhất.
Từ tượng thanh từ tượng hình có công dụng như thế nào?
Cả hai từ tượng thanh từ tượng hình đều có công dụng đem đến biểu cảm, sinh động và phong phú trong lối diễn đạt. Đặc biệt là trong văn miêu tả hai loại từ này được sử dụng phổ biến. Chúng giúp câu văn trở nên trau chuốt tự nhiên, có nhiều sắc thái và sống động hơn cả. Chính vì thế, có thể khẳng định được rằng những loại từ này tạo nên sự đặc sắc, giá trị nghệ thuật cao cho các tác phẩm văn học.
Chẳng hạn trong bài thơ “ thu điếu” của nhà thơ Nguyễn Khuyến tác giả đã sử dụng các từ tượng thanh từ tượng hình để giúp bài thơ có thêm nhiều giá trị biểu cảm hơn.
- Trong đó chúng ta có thể kể đến các từ tượng thanh như: đưa vèo, đớp động
- Trong đó chúng ta có thể kể đến các từ tượng hình như: trong veo, sóng biếc, gợn tí, tẻo teo, xanh ngắt, vắng teo
Lấy ví dụ về từ tượng thanh từ tượng hình
Khi đã nắm bắt được khái niệm từ tượng thanh từ tượng hình là gì? đã hiểu rõ hơn chúng ta có thể hiểu theo ví dụ minh họa. Cụ thể là:
- Từ tượng thanh: the thé, ríu rít, xào xạc, vi vu, rì rào, lanh lảnh, thủ thỉ, râm ran,..
- Từ tượng hình: thướt tha, lừ đừ, thấp bé, lênh khênh, sặc sỡ, lòe loẹt, lom khom,…
Tìm kiếm từ tượng thanh từ tượng hình trong câu
Để có thể tìm được từ tượng thanh từ tượng hình thì chúng ta ta hãy chú ý vào các từ láy trong câu. Những từ láy này đều mô phỏng theo âm thanh đó từ tượng thanh nếu như mô phỏng theo hình ảnh, dánh dấp đó là từ tượng hình. Khi đặt câu với từ tượng thanh từ tượng hình cũng cực kỳ đơn giản:
- Bác nông dân đang lom khom gặt lúa trên đồng: Trong câu từ tượng hình là “lom khom”, ý chỉ dáng người.
- Chim ca đang hót líu lo ở trên cành trước nhà: Trong cầu trên từ tượng thanh “ líu lo” tiếng chim kêu.
Luyện tập bài tập
Bài tập luyện tập số 1: Hãy tìm các từ tượng thanh mang âm thanh của con người và đặt câu.
- Các từ tượng thanh sẽ mang đến âm thanh của con người: thủ thỉ, thút thít, khúc khích, ừng ực, ha hả,…
- Đặt câu:
- Em bé đang nghe mẹ kể chuyện nên cười khúc khích
- Em bé Na không được mua đồ chơi nên đang trốn vào góc tường khóc thút thít.
- Hai bà cháu đã lâu ngày không gặp nhau, nay mới có dịp gặp thủ thỉ mọi chuyện không dứt.
- Câu chuyện của bạn Thắng lớp tôi kể khiến cho cả lớp cười ha hả ở giờ ra chơi.
- Sau khi tham gia giờ giải lao đá bóng, Nam khát nước nên uống ừng ực.
Bài tập luyện tập 2: Hãy chỉ ra các từ tượng hình chỉ hình dáng của người và đặt cây với những từ tượng hình.
- Những từ tượng hình chỉ về dáng đi của con người: rón ré, thoăn thoắt, lừ đừ, lom khom, lon ton,…
Đặt câu:
- Bé Mai được mẹ cho đồ chơi mới nên lon ton chạy đi khắp xóm đi khoe với bạn bè
- Buổi trưa cu Tý không ngủ rón rén trốn mẹ để đi chơi
- Bà tôi năm nay đã 80 tuổi nên dáng người đi có phần lom khom.
- Nam bị điểm kém ở trong giờ kiểm tra nên cả dọc đường về cứ lừ đừ cả người
Bài tập luyện tập số 3: Hãy viết một đoạn văn sử dụng các từ tượng thanh và từ tượng hình. Và chỉ ra những từ tượng thanh và tượng hình trong đoạn văn.
Mùa thu ở trên quê mang đến cho tôi một cảm giác gần gũi và thoải mái nhất. Tiết trời ở miền Bắc sẽ là mùa thu của những cơn gió và lá bay. Ở trên mọi nẻo phố, ở góc đường lá bay xào xạc đã tạo nên âm thanh nghe rất vui. Thêm vào đó đã có những làn nước trong veo, nhẹ nhàng lướt qua làn tóc em nhẹ trong gió. Ở trên các tán, có mấy chú chim hót líu lo vang lừng của cả khu phố. Dưới những tán cây bọn trẻ đang nô đùa tíu tít trò chuyện cùng với nhau. Những bước chân lon ton cùng với tiếng cười khanh khách vang dội cả khung trời. Đây là tất cả những gì khiến cho tôi yêu mùa thu ở trên miền quê đến như vậy.
- Trong đoạn văn trên, có từ tượng hình là: trong veo, lon ton
- Trong đoạn văn trên có từ tượng thanh là xào xạc, líu lo. tíu tít
Với những kiến thức trên đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về khái niệm từ tượng thanh từ tượng hình là gì. Theo đó, từ tượng thanh từ tượng hình này có công dung như thế nào để xuất hiện trong câu. Nếu như các em học sinh đang còn băn khoăn hay thắc mắc gì thì hãy để lại bình luận ở phía dưới nhé.
Xem thêm: Từ đơn từ phức là gì? Định nghĩa và khái niệm từ đơn, từ phức
Thuật ngữ -Từ đơn từ phức là gì? Định nghĩa và khái niệm từ đơn, từ phức
Thành phần biệt lập là gì? Định nghĩa về thành phần biệt lập
Phó từ là gì? Tìm hiểu định nghĩa và ý nghĩa của phó từ
Liệt kê là gì? Định nghĩa và các ví dụ cụ thể về phép liệt kê
Các thể thơ Việt Nam nổi tiếng, phổ biến và hữu dụng nhất
Điệp ngữ là gì? Khái niệm và tác dụng của phép điệp ngữ
Hoán dụ là gì? Các ví dụ và các bài tập về phép hoán dụ