Unit Test là gì? Khám phá lý do nên dùng Unit Test
Unit Test là gì? Sử dụng Unit Test như thế nào, hay lợi ích của nó như thế nào được nhiều người quan tâm sẽ được giải đáp tại bài viết.
Khi theo học tại trường Đại Học thì chúng ta thường đã được phổ biến về khái niệm của Unit Test là gì? Cụm từ Unit Test là một thuật ngữ quen thuộc được dùng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về nghĩa của Unit Test cũng như tính ứng dụng của nó. Tại bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về Unit Test.
Khái niệm về Unit Test là gì?
Unit Test là gì? Đây chính là câu hỏi đang được rất nhiều bạn quan tâm tìm kiếm trên mạng xã hội. Có thể hiểu Unit Test chính là một loại kiểm thử phần mềm, trong đó các đơn vị hay các thành phần riêng của nó được kiểm thử. Phần kiểm thử đơn vị được dùng trong việc phát triển ứng dụng. Theo đó, sử dụng loại kiểm thử đơn vị này nhằm mục đích để cô lập một phần code và có thể xác minh được sự chính xác của đơn vị đó.
Đối với việc kiểm thử phần mềm thì sẽ có 4 mức độ để kiểm thử: phần Unit Test, phần Intergration test, phần System test và phần Acceptance test. Đối với Unit Test thì đây là mức độ dùng để kiểm thử nhỏ nhất trong quá trình sử dụng để kiểm thử phần mềm. Theo đó, Unit Test được sử dụng để kiểm thử những đơn vị nhỏ nằm trong mã nguồn có thể kể đến như: Class, method, module… Unit Test thực hiện kiểm tra để chỉ ra những mã nguồn có chức năng được hoạt động đúng không.
Đối tượng thực hiện Unit Test là gì?
Khi đã hiểu được Unit Test là gì thì nhiều người quan tâm đến đối tượng để thực hiện Unit Test là ai. Thông thường, công việc Unit Test này sẽ được những lập trình viên thực hiện. Công đoạn Unit Test này càng được thực hiện sớm càng tốt trong việc viết code và dùng hết chu kỳ của PTPM. Đối với Unit Test thì yêu cầu những người lập trình viên có được kiến thức cơ bản về thiết kế cũng như code của chương trình. Theo đó, sử dụng Unit Test là để bảo đảm các thông tin sẽ được xử lý và xuất khỏi một cách chính xác.
Theo đó, Unit Test đòi hỏi những nhánh bên trong của Unit Test cần phải được kiểm tra kỹ. Thông thường một nhánh sẽ là một chuỗi dùng các lệnh được thực hiện ở bên trong Unit. Trên thực tế thì khi chọn nhánh để có thể đơn giản hóa việc kiểm tra cũng như có thể quét hết Unit yêu cầu có được kỹ thuật, có khi phải dùng đến thuật toán để có thể lựa chọn.
Sử dụng Unit Test đem đến lợi ích như thế nào?
Rất nhiều người quan tâm đến vai trò của Unit Test là gì? Thông thường thì Unit Test đem đến các công dụng khi dùng như sau:
- Khi dùng Unit Test sẽ làm tăng thêm sự tin tưởng đối với mã nguồn khi có sự bảo trì, thay đổi. Bởi khi người lập trình viết Unit Test tốt thì mỗi khi có sự thay đổi về mã nguồn và chạy Unit Test thì ta có thể bắt được các lỗi xảy ra khi có sự thay đổi về mã nguồn.
- Nó có thể sử dụng lại với mã nguồn
- Có thể dùng Unit Test để kiểm thử về các thành phần riêng lẻ trong dự án
- Có thể phát hiện được những lỗi nhỏ nhất, giúp khoanh vùng và để sửa chữa ngay từ đầu
- Khi sửa những lỗi của Unit Test sẽ tốn ít chi phí hơn so với việc sửa ở những giai đoạn về sau
- Khi viết Unit Test tốt thì mã nguồn sẽ đảm bảo có được sự tin cậy cao hơn
Khi nào thì được coi là viết Unit Test tốt?
Như vậy có thể thấy Unit Test đem đến rất nhiều lợi ích cho người sử dụng. Với Unit Test được gọi là tốt khi đảm bảo các yếu tố như sau:
- Unit Test có thể chạy nhanh
- Các data đảm bảo dễ đọc và dễ hiểu
- Các dữ liệu được thực tế nhất có thể
- Nó được chạy độc lập giữa những test case và không bị phụ thuộc vào các thứ tự kiểm thử
- Phản ánh được hoạt động của module
Với những thông tin chia sẻ trên có thể giúp bạn nắm bắt được nghĩa của Unit Test là gì? Sử dụng Unit Test này đem đến rất nhiều lợi ích cho người lập trình viên. Hy vọng những thông tin về Unit Test sẽ đem đến kiến thức hữu ích cho bạn.
- Xem thêm: NPM là gì? Khám phá công dụng của việc sử dụng NPM
NPM là gì? Khám phá công dụng của việc sử dụng NPM
Aesthetic là gì? Các phong cách Aesthetic cho bạn lựa chọn
Literature Review là gì? Ý nghĩa của việc viết Literature Review
Proforma invoice là gì? Nội dung của Proforma invoice
ROS là gì? Ý nghĩa của chỉ số ROS bạn cần phải biết
Đệ quy là gì? Những điều cơ bản về đệ quy mà bạn nên biết!
Pop up là gì? Hướng dẫn cách thiết kế Pop up hiệu quả