Tóm tắt Hạnh phúc của một tang gia hay đầy đủ nhất (Lớp 11)

Tóm tắt Hạnh phúc của một tang gia hay, ngắn gọn và chứa nhiều ý nghĩa sẽ giúp học sinh có được bài tóm tắt hoàn chỉnh đầy đủ nhất.

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 11, tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia” của Vũ Trọng Phụng ra đời chính là tiếng nói lên án tố cáo xã hội và con người thối rữa. Ở đó tình người bị xem nhẹ, chỉ còn lại vật chất đứng đầu. Để hiểu rõ, hiểu sâu hơn về tác phẩm, trước hết các bạn cần nắm rõ về nội dung cũng như cách thức biểu đạt của tác giả qua các nhân vật. Mà để làm được như vậy, trước hết các bạn phải nắm rõ cốt truyện m. Và để hiểu rõ cốt truyện bạn phải tóm tắt được nó. Dưới đây là bài làm tham khảo về: Tóm tắt tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia”. Hy vọng với bài mẫu này sẽ giúp các bạn có nguồn tham khảo bổ ích, và các bạn có thể có cho mình kiến thức sâu hơn về tác phẩm.

Tóm tắt Hạnh phúc của một tang gia hay đầy đủ nhất (Lớp 11)

Tóm tắt Hạnh phúc của một tang gia

Tóm tắt “Hạnh phúc của một tang gia” của Vũ Trọng Phụng.

Tác giả:

“Một nhà văn chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ” (Sekhop). Quả thật, Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ ấy. Ông là một nhà văn, nhà báo, sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Hà Nội. Vũ Trọng Phụng còn được độc giả biết đến tên với bút danh Thiên Hư. Là tác giả nổi tiếng trong trào lưu văn học hiện thực của nước ta đầu thế kỉ XX. Không chỉ vậy, ông còn nổi tiếng và là nghệ sĩ tiêu biểu trong thể loại: trào phúng, phóng sự. Với lối viết trào phúng châm biếm độc đáo và đặc sắc, nhiều nghệ sĩ đã ví ông là Balzac của Việt Nam. Với cách viết tự nhiên, chân thực các yếu tố cấm tục trong xã hội được ông đưa vào tác phẩm, song những yếu tố này tạo nên tranh luận, phản bác về các tác phẩm của ông. Thời gian cầm bút của Vũ Trọng Phụng tuy ngắn, các tác phẩm bị phản bác; song sự nghiệp văn học của ông vẫn rạng rỡ với các tác phẩm tiêu biểu thuộc nhiều thể loại như: với Kịch gồm: “Không một tiếng vang”, “Tài tử”, “Phân bua”,…; Dịch thuật có tác phẩm: “Giết mẹ”; Phóng sự gồm có: “Đời cạo giấy”, “Cạm bẫy người”, “Cơm thầy cơm cô”, “Vẽ nhọ bôi hề”,…; Tiểu thuyết gồm các tác phẩm đặc sắc và để đời của ông như: “Số đỏ”, “Làm đĩ”, “Giông tố”, “Vỡ đê”, “Trúng số độc đắc”,…; Truyện ngắn: “Tình là dây oan”, “Một cái chết”, “Bà lão lòa”, “Cuộc vui có ít”,…. Các tác phẩm của ông thuộc nhiều các thể loại khác nhau, song chung quy vẫn hiện lên rõ ràng phong cách của Vũ Trọng Phụng, riêng biệt, không trùng lặp.

Tác phẩm: 

Vị trí của đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”:

“Hạnh phúc của một tang gia” là đoạn trích được rút ra từ tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. “Số đỏ” là tiểu thuyết tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của ông. Chính tác phẩm này đã làm nên tên tuổi vang danh của Vũ Trọng Phụng. “Số đỏ” được đăng lên báo năm 1936 và được in thành sách năm 1938. Tác phẩm này cũng đã nhiều lần được chuyển thể thành kịch, phim để truyền đạt đến khán giả. Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” thuộc chương XV của cuốn tiểu thuyết “Số đỏ”. Đoạn trích là khắc hoạ về một đám tang tại một gia đình quyền thế. Song với lối viết châm biếm cùng trào phúng, đám ma tưởng như bình thường ấy, lại trở thành một đề tài giúp tác giả khai thác toàn bộ những “đểu cáng, mục rữa” của con người trong xã hội vật chất này. Đoạn trích nhắc đến đám ma của Cụ Tổ, và xoáy sâu trong đó là sự châm biếm để tái hiện lên hiện thực xã hội đương thời “rách nát”.

Bố cục đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”: 

Bài tóm tắt về đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” số 1:

Sau ba ngày lâm trọng bệnh, không thể mời được ông Đốc tờ Xuân – một người được cho là thầy thuốc giỏi giang; chẳng ai dám đến nhận chữa, vì cứ nghĩ Xuân còn không chữa được, mình đến cũng phải chịu bó tay. Vậy là sau ba ngày lâm bệnh, không được ai đến cứu chữa, cụ cố Hồng đã qua đời. Trước khi mơ màng nhắm mắt, cụ cố ta còn nhìn thấy cảnh mình mặc quần áo gọn gàng xếp nếp, con trai lớn chống gậy khóc mếu. Song suy nghĩ ấy nào đâu có xảy ra. Cụ cố Hồng qua đời, gia đình cụ vui mừng, con cháu, chút chít đều vui mừng, như bắt được một lợi ích khó lòng bỏ qua. Và câu chuyện châm biếm bắt đầu từ đây, khi người nhà cụ cố Hồng không lo ma chay, mà chỉ chăm lo khoe mẻ, kiếm chát lợi lộc, chăm chút bề ngoài cho bản thân mình. 

Thường khi gia đình có người mất, mọi thành viên sẽ buồn rầu, đau thương, lên đồ chuẩn bị ma chay, cúng kiếng thật tử tế và tôn kính. Song cái chết của cụ cố Hồng, không những không khiến gia đình buồn đau, ngược lại còn là nơi để con, cháu trong gia đình tranh đua nhau tìm kiếm của cải, vật chất; là nơi để họ khoe mẻ, ăn bận lố lăng. Không có sự chăm chút nào cho đám ma, chỉ có sự chú trọng vào quần áo: nửa tây nửa ta; nào là đồ phản cảm; nào là quần áo hiện đại để làm ma chay. Đám tang linh đình và to nhất, quần áo lả lướt, như để chứng minh cho sự phụng bồi, hiếu thảo của con cháu dành cho cụ cố Hồng. Không chỉ linh đình, đám tang còn thuê cả cảnh sát canh giữ trật tự, những kẻ trung lưu, mang khuôn mặt tang thương, nhưng sau lớp mặt nạ là hồ hởi vì sắp có khoản lời to. Đám ma trang trọng, giàu sang với nhiều những vòng hoa, câu đối. Khi đám tang đang trên đường diễu hành đưa ma, thì bắt gặp đoàn gồm sáu chiếc xe sang trọng của sư chùa Bà Đanh, khuôn mặt chia buồn, song nhìn đâu cũng thấy vẻ hả hê của sư chùa. Cùng lúc này Xuân tóc đỏ cũng xuất hiện. Đám ma náo nhiệt, Xuân xuất hiện càng làm đám ma ở nên ồn ào và người người nhìn vào càng kính trọng hơn.

Đám ma vốn là điều không ai mong muốn xảy ra. Song nếu xảy ra, thì đó là tấm lòng kính viếng, thương xót của gia đình dành cho người đã khuất. Song đám ma ở đây không mang nét buồn đau, mà dường như là một trò vui đùa, cợt nhã, khoe của của gia đình con cháu Cụ Cố. Ai cũng mang trên khuôn mặt sự buồn bã, tiếc thương, song càng nhìn kĩ lại càng nhận ra khuôn mặt ấy dường như đang vui mừng, hả hê hơn tất cả. Đám ma trở thành nơi tụ tập của đám thượng lưu, nơi con cháu khoe mẻ, nơi khách tham dụ đánh giá, bình phẩm giá trị trang phục, con người nhau.

Bài tóm tắt đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” số 2:

Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” xoay quanh đám ma của một gia đình giàu có, góp mặt trong giới thượng lưu. Cụ cố Hồng sau ba ngày lâm bệnh mà không có ai chạy chữa, không có thầy thuốc, bác sĩ nên đã qua đời. Trước tin cụ Tổ qua đời, con cháu trong gia đình cụ không hề tỏ ra đau thương, mà ngược lại còn vui vẻ hân hoan. Bởi cái chết của cụ là mở ra của những lợi ích to lớn, cái chết của cụ giúp con cháu thu lời. Và dường như các thành viên trong gia đình không hề ngạc nhiên trước cái chết của cụ, họ dường như đã biết trước và còn rất mong đợi nó xảy ra.

Cụ cố Hồng trước khi lờ nờ nhắm mắt ra đi dường như đã nhìn thấy viễn cảnh người người đến cúng bái, con trai cả cũng đã già chống gậy, khóc mếu cha. Song sự đời đâu như con người ta mong muốn. Cụ ra đi, hơi thở chưa kịp lạnh; con cái, cháu chắt đã đua nhau dùng cái chết của cụ để trục lợi về cho bản thân. Trong đám tang tổ chức, họ chọn lựa những bộ tang lễ hiện đại nhất l, những bộ trang phục nửa tây nửa ta, và cả những bộ cánh phản cảm, dường như họ trang hoàng đám ma là để bày tỏ lòng kính trọng, đau buồn. Nhưng nhìn lại tổng thể, nhìn đến từng chi tiết, từng hình tượng, đâu đâu ta cũng thấy sự vui vẻ, hân hoan, khoe mẽ của họ. Đám tang thuê cả cảnh sát để giữ an ninh trật tự. Những người cảnh sát mặt đượm buồn, nhưng thực chất lại đang mừng rỡ vì sắp nhận được món hời từ việc đứng canh gác này. Đám ma không còn là nơi bày tỏ lòng đau buồn, mà nó như một cuộc tụ hội của giới thượng lưu, của những trang phục lố lăng, và những lời bình phẩm, đánh giá lẫn nhau. Đám ma sau khi hoàn tất phần cúng bái, thắp hương, đã diễu hành ở các con phố. Cùng lúc này Xuân tóc đỏ xuất hiện, làm cho tang lễ náo nhiệt, trang trọng hơn bao giờ hết. Khi đến khung cảnh chôn cất cụ cố, người thì mải mê váy vóc, kẻ thì chụp ảnh; riêng ông Phán thì đang lúi húi chúi tiền vào tay Xuân tóc đỏ. 

Tưởng chừng như đám ma là nơi đau thương, là nơi gia đình nuối tiếc và khóc sầu cho người ra đi. Ấy vậy mà với gia đình người đã mất là cụ Tổ, lại vui vẻ, không có ai tỏ ra buồn đau. Đám ma trở thành nơi tụ tập của những trò lố lăng, lố bịch, mà các con cháu là thành viên tham gia chủ chốt. Không có sự đau thương, chỉ có sự trục lợi và khoe mẽ ở đám tang.

Bài mẫu tóm tắt về đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” số 3:

Người đời biết đến Vũ Trọng Phụng với cái tên “ông vua phóng sự đất Bắc”, cùng với đó là các tác phẩm trào phúng hiện thực đầy xuất sắc. Trong đó tiểu thuyết “Số đỏ” với đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” chính là một tác phẩm tiêu biểu. “Hạnh phúc của một tang gia” là lời châm biếm của Vũ Trọng Phụng về một gia đình hề hước mà lố lăng. Gia đình cụ Tổ là một gia đình cũng có tiếng trong giới thượng lưu. Ấy vậy mà ngày ông cụ đổ bệnh, đốc tờ Xuân biệt tăm, khiến các bác sĩ, thầy thuốc khác không ai dám tới cứu chữa. Để rồi sau ba ngày lâm bệnh, cụ Tổ đã qua đời. Cái chết của cụ sau ngày dài bị bệnh không kịp thời cứu chữa, đúng ra phải là nỗi đau thương đối với con cháu, song khi cụ qua đời, con cháu lại chẳng mảy may bất ngờ và đau thương. Dường như với họ, việc cụ ra đi là điều tất thảy và họ ngược lại với đau thương là vui vẻ tất bật chuẩn bị cho tang lễ.

Thường, người ta khi chuẩn bị tang lễ sẽ mang nét đau thương, muốn tổ chức trong im lặng để giảm thương đau; song các con cháu gia đình cụ lại tất bật chuẩn bị những bộ tang lễ hiện đại nhất, các thành viên con cháu chủ cốt, ăn mặc nào quần áo váy vóc nửa tây nửa ta, nào phản cảm, lố lăng; họ nghĩ như vậy là minh chứng cho sự hiếu thảo và thành kính với người đã khuất. Tang lễ diễn ra với sự góp mặt của cả những cảnh sát canh giữ, ngoài mặt họ tỏ ra đau buồn, song trong tham tâm họ lại vui vẻ, bởi buổi canh giữ trật tự này, họ kiếm được món lời lớn. Ngoài các thành viên gia đình, đám ma dường như trở thành buổi tụ tập của giới thượng lưu, quần áo lượt  là, họ tham gia, bình thẩm, đánh giá về trang phục của nhau nhiều hơn là ý nghĩa đến cúng viếng. Giờ đưa ma đã đến, đoàn tang dạo quanh khắp con phố, như khoe mẽ sự sang trọng của gia đình. Trên đường đi, đám ma gặp sáu chiếc xe sang trọng có lọng của sư chùa Bà Đanh. Cùng với đó là sự xuất hiện của Xuân tóc đỏ. Sự xuất hiện của Xuân tóc đỏ khiến cả gia đình vui vẻ lắm, bởi có sự  góp mặt của cậu, đám ma càng náo nhiệt, càng linh đình và sang trọng hơn. Khi đoàn tang đến nơi chôn cất, trước khi lấp huyệt mộ, cụ Hồng mếu máo đau thương, Tú Tân mải mê chụp ảnh; Phán thì khóc lo mong được chia nhiều tài sản hơn, trong lúc khóc ấy cũng không quên nhét vào tay Xuân tóc đỏ một xấp tiền.

 Đám ma kết thúc, nhưng đọng lại vẫn là những hình ảnh kẻ cười, người giả thương đau. Đám ma là nơi bày tỏ lòng thành, lòng thương xót của con cái, cháu chắt đến người mất. Song ở “Hạnh phúc của một tang gia”, đám ma lại là nơi họ khoe mẽ, và làm những trò cười, trò lố bịch.

Trên đây là bài mẫu tóm tắt về đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”, hy vọng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích tới các bạn.

Xem thêm: Cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ Tràng Giang hay nhất

Ngữ Văn Lớp 11 -