Bố cục, tóm tắt bài thơ Hầu trời chi tiết và ngắn gọn nhất
Bố cục, tóm tắt bài thơ Hầu trời chi tiết nhất sẽ giúp học sinh hiểu chi tiết cụ thể hơn để dễ dàng phân tích được bài thơ Hầu trời.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 11, bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà là một tác phẩm khá khó hiểu đối với các bạn học sinh. Chính vì vậy, để có thể hiểu, có thể làm bài và phân tích thành công bài này, trước hết các bạn cần phân chia được bố cục, và tóm tắt nội dung, ý nghĩa của bài thơ mới có thể hiểu rõ, hiểu sâu và làm được bài. Dưới đây là bài làm mẫu về: Bố cục, tóm tắt bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà. Hy vọng bài làm của chúng mình sẽ giúp ích được bạn trong quá trình tiếp thu kiến thức bài thơ.

Bố cục, tóm tắt bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà.
Tác giả:
“Làm thơ, tuy quý cổ kính đạm bạc, nhưng phong phú rực rỡ không thể không có, cũng ví như tùng bách có thêm đào lý, có vải lụa còn thêm gấm vóc” (Tạ Trăn). Quả thật, Tản Đà chính là người nghệ sĩ với những sáng tác thơ như vậy. Tản Đà (1889-1939) tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu. Ông sinh ra tại Sơn Tây, Liên Bang Đông Dương (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội). Ông vừa là một nhà thơ, vừa kiên cây bút văn, cũng là nhà báo, nhà viết kịch tài giỏi. Phong cách của ông ảnh hưởng từ Lý Bạch và đại thi hào Nguyễn Du. Song phong cách của ông lại ảnh hưởng đến thế hệ thi sĩ trong phong trào Thơ mới. Tản Đà sinh ra trong dòng dõi quyền quý, vốn nổi tiếng Khoa bảng. Chính vì vậy, lối viết, lối hành văn của Tản Đà cũng rất thông tuệ. Ông được mệnh danh là “cái gạch nối giữa hai thời đại văn học: cổ điển và hiện đại”. Không phải ngẫu nhiên ông lại sử dụng bút danh Tản Đà, mà bút danh này ra đời là bắt nguồn từ cảm hứng với tình yêu quê hương của ông là sự ghép lại của núi Tản Viên và Sông Đà để tạo nên bút danh “Tản Đà”. Phong cách cầm bút chắp nét của Tản Đà rất phóng khoáng, mang một chút ít hơi thở ngông cuồng; và xông xáo trên khắp các mặt trận lĩnh vực. Không chỉ vậy, với hồn thơ lãng mạn, ngông nghênh những mang đậm đà độc đáo cá tính riêng, ông còn được xem như là người dẫn đường cho sự ra đời của phong trào Thơ Mới. Các tác phẩm tiêu biểu của Tản Đà, không chỉ tập trung vài mình thơ, mà còn chiếm giữ cả văn xuôi, kịch bản, dịch thuật,… .
Với phong cách thơ có chút ngông nghênh, cùng với lối viết khá chân thực, nhiều người đã nhận định về Tản Đà và phong cách thơ ông rất thú vị. Lưu Trọng Lư nhận xét: “Gặp Tản Đà một bận thì thật là điều khoái trá vô cùng, gặp ông ấy lần thứ hai thì vẫn còn là cái vui thích đã bắt đầu gượng gạo, và gặp đến lần thứ ba thì là một điều khó chịu. Và lần thứ tư, thứ năm,… thì xin thú thật… quả thật là một tai nạn.” Nghe những lời nhận xét tâm tình của Lưu Trọng Lư ta càng thấy rõ cái chất ngông, mà phóng khoáng, có chút ngạo nghễ của Tản Đản. Để rồi cũng giống như con người ông, những đứa con tinh thần thơ ông ra đời, cũng mang đến hồn thơ như vậy. Tiêu biểu như tác phẩm: “An Nam tạp chí”, “Hầu trời”,… . Mỗi tác phẩm thơ ông đều là tiếng nói phóng khoáng, đôi chỗ có hơi tự phụ của Tản Đà.
Tác phẩm:
- Bối cảnh lịch sử: Vào những năm đầu của thế kỉ XX xã hội thực dân phong kiến đang lâm vào tình trạng tối tăm, u ám. Con người trong xã hội trở nên khó khăn, đời sống bấp bênh. Giữa lúc này, dòng thơ lãng mạn ra đời như một khúc hát tâm tình, như một ánh mặt trời le lói ánh sáng chiếu vào khung cảnh tối tăm của xã hội thực dân. Như một tiếng hát, như một dòng chảy ngọt ngày thấm đượm tình người, tình quê hương. Song, trái ngược với những người sáng tác thơ lãng mạn ấy, bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà ra đời lại là tiếng lòng, tiếng tâm trạng mong muốn giãi bày của nhà thơ.
- “Hầu trời” là bài thơ xuất sắc về tiếng nói cất cao tâm sự của Tản Đà, bài thơ thuộc tập “Còn chơi” (1921). Bài thơ mang nhẹ hơi hướng của thơ ca lãng mạn trước thời đại này, song nó không phải là lãng mạn nói về thời đại, về quê hương, về con người trong thời đại,… mà là để nói về tâm trạng của chính Tản Đà. Bài thơ ra đời, là tiếng tâm sự, giãi bày của Tản Đà trước cái xã hội nửa phong kiến, nửa thực dân tăm tối, cùng cực, u uất con người.
Bố cục của bài thơ:
Bài thơ “Hầu trời” được chia bố cục là ba phần, cụ thể như sau:
- Phần 1: Từ đầu cho đến chỗ… “Thật được lên tiên – sướng lạ lùng”. Ở phần này tác giả trước hết khái quát đến người đọc về nội dung câu chuyện. Tản Đà đưa ra những gợi ý về việc mình lên tiên, chuyện này ông cũng không chắc là mơ hay thật; nhưng khi ông cảm nhận điều này tâm hồn ông thực là ông, thể xác ông vẫn còn, và thân thể trọn vẹn ấy lên tiên. Và điều này, được tác giả nhắc đến với vẻ vui sướng, có phần ngông nghênh.
- Phần 2: Từ tiếp đó cho đến chỗ… “Anh gánh lên đây bán chợ Trời!” Ở phần này là khung cảnh nhân vật trữ tình đọc văn thơ cho Trời và các Chư vị cùng lắng nghe. Trước khi lên trời, tác giả đang ngâm nga canh ba chưa yên giấc tại nhà, ngủ không yên, dậy làm thơ, làm văn tiếng đọc thánh thót dưới bóng trăng, Trời nghe thấy bèn cử Tiên nữ xuống đón lên đọc cho trời nghe. Và cũng chính điều này mà Tản Đà được lên trời, ông đọc thơ, đọc văn, từng bài từng bài; rồi lại nhắc đến các tác phẩm của mình chưa in, ý định nhờ trời mua hộ. Đoạn thơ này nói lên tâm trạng u uất của con người trong xã hội đương thời, chịu u uất lại chẳng nói được cũng ai, chỉ có thể chia sẻ lòng mình với trời. Đoạn thơ cũng là nỗi lòng giãi bày, song còn lồng ghép chút ngông ngạo của tác giả khi đưa ra rất nhiều những sáng tác của mình với trời.
- Phần 3: Phần còn lại của bài thơ. Phần này tác giả nói đến cuộc trò chuyện của mình với Trời; phút giây cuối cùng là khung cảnh nhân vật trữ tình lặng im một mình ở nhân thế. Khung cảnh trò chuyện với trời, lời qua, lời lại, Tản Đà mang hết tâm tư giãi bày; nhân thế lầm than, rẻ mạt nghệ sĩ cũng được ông nêu hết. Đáp lại ông là tiếng bình tĩnh cũng như thấu trọn của trời xanh. Ra về tiễn biệt, Chư vị nuối tiếc, hai giọt lệ rơi, về chốn nhân gian, trời đã lờ sáng, gà đã dậy rồi; nhưng tâm người thì vẫn đang nhớ về chuyện được hầu trời chuyện trò.
Tóm tắt bài thơ “Hầu trời”:
“Hầu trời” là tiếng lòng của Tản Đà trong một đêm thanh vắng, không ngủ được, nhà thơ dậy đun nước, uống trà ngâm thơ. Dưới ánh trăng bàng bạc, tiếng thơ ông ngâm từng bài từng bài thánh thót cất lên vang vọng giữa đêm tối. Để rồi, Trời nghe được tiếng thơ trong đêm, đã phái hai vị tiên nữ đến đưa thi nhân lên trời đọc cho Trời nghe. Bước đến cổng thời, uy nghiêm lộng lẫy; thấy Trời cùng các Chư vị quỳ lạy một hồi. Thi sĩ thích thú với chuyện được lên trời, giọng đọc cất cao, Trời say mê nghe, Chư vị thưởng thức càng làm hơi đọc thêm phần tốt. Các bài thơ, rồi đến các tác phẩm văn xuôi lần lượt được ông đọc hết lên. Sau đó ông còn nhắc đến các bài thơ, các tập thơ chưa in của mình. Nhắc đến nơi kẻ trần gian không trọng dụng người sáng tác như ở đây. Trời hỏi quý danh, ông thật thà trả lời. Sau đó là những lời giãi bày về số kiếp trần dân nghèo khó, thơ ca, văn chương cũng chẳng thể cưu mang bao lâu. Trời nghe thấy, an ủi và khuyên ông trở về nên một lòng với văn chương; dẫu có nghèo một chút mà thiện lương, mà mang đến con chữ, mang đến ý nghĩa cho đời. Ông cảm tạ rồi trở về nhân gian. Trước sân nhà, trời đã sáng lờ mờ, gà đã bắt đầu làm việc; song nhân vật trữ tình vẫn chưa quên được buổi hầu trời vừa qua.
Hướng dẫn đọc – tìm hiểu bài thơ “Hầu trời”:
Nhà thơ về kể chuyện mình được lên trời, hầu trời và đọc thơ cho Trời cùng Chư vị tiên nghe:
- Canh ba đã đến, trở mình không tài nào ngủ được, Tản Đà tỉnh dậy, đun nước pha trà, rồi dưới anh trăng mê man mà ngâm thơ sự tình.
- Trời thấy ai giờ này còn ngâm thơ, tiếng thơ thánh thót, vang vọng khắp chốn nên đã phái hai Tiên nữ xuống gọi lên trời.
- Tản Đà gặp hai tiên nữ, không sợ hãi, không khẩn trương, không hoang mang; mà ngược lại thích thú, vui vẻ theo hai Tiên nữ lên hầu trời.
=> Với giọng thơ hóm hỉnh, pha lẫn giọng nói quá, cùng các yếu tố hư cấu tưởng tượng, song bài thơ đến với người đọc lại là sự cuốn hút, sự thích thú trước lối mở bài độc lạ này. Qua những yếu tố này, nhà thơ nói đến việc mình hầu trời, ấy cũng là tiếng nói nhằm giãi bày tâm tư của chính nhà thơ trước thế sự thời cuộc lầm than không biết than khóc cũng ai.
Tản Đà đọc thơ và trò chuyện với trời:
- Khi mới lên:
- Nhà thơ theo hai cô tiên nữ lên trời. Thích thú vờn gió, cùng mây, thích thú trước việc không có cánh nhưng vẫn có thể vượt qua gió, vượt qua trượng thước lên trời. Điều này làm cho ông vui vẻ, tâm trạng như sảng khoái, không nghe ngại mà theo hai cô tiên. Trong hành trình theo hai tiên nữ lên trời, lần đầu tiên nhân vật nhận thấy về cảnh vật, về thiên nhiên lại đẹp, lại thơ mộng và khắc sâu vào lòng người đến vậy.
- Lên đến nơi, nhìn thấy cổng trời, lòng thi sĩ sinh ra một cỗ uy nghi, trang nghiêm. Cổng trời màu đỏ, to lớn, đi qua, vào trong thấy Trời cùng các Chư vị, ông hành lễ, được trời ban đứng và an toạ. Bàn ghế lờ mờ mây, ngồi xuống lòng ông vẫn mơ mơ màng mang về sự uy nghi và vẻ đẹp nơi đây. Nói rồi, trời mang trà tiếp đãi để ông thấm giọng hăng thơ. Trước đông đảo Chư vị cũng sự dõi theo của Trời, ông quả thực càng đọc càng hăng, người càng lắng nghe hơi ông càng tốt, hết thơ chuyển sang văn vẫn còn thiết tha đọc tiếp.
=> Hình ảnh này, là sự minh chứng cho cái tôi của Tản Đà ngông cuồng, ngạo nghễ. Đồng thời cũng nói lên sự đa tài, đa năng và luôn sẵn sàng đối mặt mọi vấn đề trong cuộc đời của thi sĩ.
- Thái độ của Trời và Chư vị khi nghe Tản Đà đọc thơ ca đến văn xuôi là:
- Trời tấm tắc khen hay, các Chư vị thì chăm chú lắng nghe, sau mỗi bài đều vang lên tiếng vỗ tay mạnh mẽ, tiếng khen hết lời. Tản Đà vẫn đọc , Trời và Chư vị vẫn lắng nghe rồi đưa ra bình phẩm. Sau một hồi đọc từ thơ đến văn sang tiểu thuyết. Tản Đà giới thiệu đến Trời về các tập thơ, các bài văn, các tiểu thuyết của ông còn chưa in, với ý định in ra sẽ bán dưới hạ giới. Song hạ giới sự rẻ mạt đâu được như trên đây lắng nghe hăng say tiếng thơ văn của người sáng tác như ông. Trời nghe vậy lấy làm lạ, còn Chư vị thì khuyên ông hãy mang lên chợ Trời bán, ắt hẳn sẽ kiếm vụ bội thu. Tản Đà lại tiếp tục công việc của mình, tiếp tục đọc những vần thơ lay động lòng Trời, lay động lòng Chư vị dõi theo. Để, kết thúc âm cuối ông nhận được những lời khen tấm tắc của Trời. Nào là thơ, văn ông “chau chuốt như sao băng”, nào là “hùng mạnh như mây chuyển”; những lời khen có cánh này làm Tản Đà vui mừng không thôi.
- Tuy nhiên, đặc sắc nhất, hay nhất và ấn tượng nhất có lẽ phải là phần trò chuyện của Trời và thi nhân:
- Sau một quá trình đọc thơ, sau những tiếng thơ hùng hồn mà cũng có những câu văn nhẹ nhàng êm dịu; Trời mới hỏi tên tuổi của Tản Đà. Lúc đó, nhà thơ mới xưng tên, và xưng tên, cũng như nơi sinh sống của mình.
- Trời nghe thi nhân nói vậy mới sai người lấy sổ sách ra xem. Quả thật có tên của ông. Song Trời lại nói, người này là do ngông cuồng nên bị đày xuống nhân gian. Song thực chất, không phải ông bị đày xuống nhân gian, mà là Trời sai xuống nhân gian để giúp việc thiện lương ở nơi đây. Tiếp nối lời Trời, Tản Đà kể về cái nghèo, cái khó, kể về sự nghiệp văn chương của mình nơi trần thế ít được người đời xem trọng. Trời nghe chỉ đành an ủi ông, rồi tiễn biệt ông về trần gian.
=> Như vậy, có thể nói cuộc đối thoại này thực chất là tiếng lòng của người thi sĩ trước sự đời, là tiếng nói với trời, song lại là tâm trạng giãi bày trước thế sự cho chính bản thân ông. Đặc biệt đoạn thơ này cũng thể hiện rõ nét nhất cái chất ngông trong thơ Tản Đà, và cũng như trong con người nhà thơ.
Trên đây là bài mẫu về bố cục và tóm tắt bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà. Hy vọng sẽ giúp ích cho bài làm của các bạn. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm: Tóm tắt Hạnh phúc của một tang gia hay đầy đủ nhất (Lớp 11)
Ngữ Văn Lớp 11 -Tóm tắt Hạnh phúc của một tang gia hay đầy đủ nhất (Lớp 11)
Cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ Tràng Giang hay nhất
Phân tích khổ cuối bài thơ Tràng Giang cực chi tiết
Tóm tắt Vào phủ Chúa Trịnh chi tiết và ngắn gọn nhất
Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) của tác giả Hồ Chí Minh
Nội dung, đặc sắc nghệ thuật bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ