Retention là gì? Ý nghĩa của Retention Rate đối với doanh nghiệp
Retention là gì? Thuật ngữ Retention được dùng trong lĩnh vực kinh doanh mà các doanh nghiệp cần chú ý, giờ hãy cùng tìm hiểu rõ nghĩa của Retention.
Rất nhiều người quan tâm đến Retention là gì? Với những người chưa thành thạo về tiếng Anh thì khó có thể nắm bắt rõ được nghĩa của Retention. Thực chất, thuật ngữ Retention này được ứng dụng nhiều đối với các doanh nghiệp nhằm thu hút khách hàng hơn. Vậy để tìm hiểu rõ về nghĩa cũng như ứng dụng của Retention thì bạn đừng bỏ qua thông tin bài viết nhé!
Khái niệm về Retention là gì?
Việc sử dụng tiếng Anh đang trở nên vô cùng phổ biến trong đời sống của chúng ta hiện nay. Thế nên việc nắm bắt các thuật ngữ thông dụng trong tiếng Anh sẽ mang đến những lợi ích nhất định cho bạn. Trong đó, Retention là gì chính là vấn đề đang được nhiều người quan tâm đến.
Thực chất Retention là thuật ngữ được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực Marketing. Khi dịch ra tiếng Việt thì chúng ta có thể hiểu Retention là sự giữ lại, tiền giữ lại, khấu trừ, dành lại.
Retention Rate là gì? Ý nghĩa của Retention Rate
Bên cạnh Retention thì nó thường được gắn liền với cụm từ Retention Rate. Vậy bạn đã hiểu rõ về Retention Rate là gì? Thực chất Retention Rate là tỉ lệ duy trì. Đây chính là loại thước đo lường vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp thì Retention Rate được thể hiện chính là thước đo tỷ lệ các khách hàng quay trở lại với doanh nghiệp.
Thế nên để có thể đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải duy trì tỷ lệ đo lường này đạt mức tối thiểu nhằm đảm bảo cho doanh thu của doanh nghiệp ở mức độ an toàn. Nếu như tỷ lệ đo lường này ở mức quá thấp tức là doanh nghiệp cần phải thay đổi các chiến lược kinh doanh của mình sao cho hợp lý để duy trì cho doanh nghiệp được ổn định.
Việc sử dụng Retention Rate có nhiều lợi ích cần thiết cho doanh nghiệp. Bởi bất cứ một doanh nghiệp khi kinh doanh dịch vụ, sản phẩm nào đều cần đến khách hàng. Với việc thu hút khách hàng đối với doanh nghiệp là điều rất cần thiết nếu như muốn phát triển tốt nhất. Trường hợp các khách hàng chỉ sử dụng dịch vụ, sản phẩm một lần và không trở lại thì doanh nghiệp của bạn sẽ chịu tổn thất lớn. Nếu như số lượng khách hàng mà doanh nghiệp thu hút thấp hơn so với số khách hàng doanh nghiệp mất thì sẽ thiệt hại lớn. Chính vì thế việc đo lường Retention Rate giúp cho doanh nghiệp có sự cải thiện hợp lý.
Làm thế nào để giữ chân khách hàng?
Khi hiểu được Retention Rate là gì thì có thể thấy Retention Rate thực sự quan trọng đối với doanh nghiệp. Vậy để có thể giữ chân khách hàng tốt nhất thì bạn cần chú ý đến các yếu tố như sau:
Có mục tiêu bán hàng cụ thể: Khi kinh doanh dịch vụ, sản phẩm nào thì đầu tiên bạn cần phải xác định được mục tiêu của mình. Đầu tiên thì bạn cần tính toán về tỷ lệ giữ chân khách hàng để biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình hiện nay. Từ đó bạn sẽ xem xét lại mục tiêu cũng như loại hình kinh doanh của mình cho phù hợp. Khi đưa ra mục tiêu thì bạn hãy xác định trên các yếu tố gồm:
- Có tính cụ thể
- Tính khả thi
- Có thể đo lường được
- Có ngân sách phù hợp
- Giới hạn thời gian
Phác họa Customer Journey: Việc giữ chân khách hàng quay lại với doanh nghiệp còn phụ thuộc vào trải nghiệm của họ tại đây. Thế nên, doanh nghiệp của bạn cần phác họa Customer Journey cụ thể. Có nghĩa là bản đồ hành trình của khách hàng, đó là hành vi, cảm xúc, hành vi của họ sau mỗi lần tương tác đối với doanh nghiệp.
Tạo ấn tượng tốt: Ban đầu thì doanh nghiệp cần phải tạo nên sự ấn tượng cho khách hàng là rất cần thiết. Từ đó giúp để lại trong tâm trí của khách hàng về ấn tượng, nâng cao khả năng họ sẽ quay lại thêm ở những lần sau.
Tạo giá trị thương hiệu: Tạo giá trị thương hiệu rất quan trọng để khách hàng luôn nhớ để doanh nghiệp của bạn. Từ đó lấy được cảm tình và niềm tin của khách hàng tốt hơn so với những thương hiệu khác.
Có hình thức thanh toán đơn giản hóa: Hãy tạo quy trình thanh toán đơn giản hóa, nhanh gọn. Từ đó giúp khách hàng được thoải mái mỗi khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm.
Ưu đãi, chăm sóc khách hàng cũ: Thường xuyên đưa ra những chương trình, chính sách ưu đãi, chăm sóc khách hàng cũ. Chẳng hạn các chương trình tri ân, sinh nhật khách hàng để họ thấy được quan tâm và tăng thêm sự uy tín cho doanh nghiệp.
Với những chia sẻ trên thì bạn đã nắm bắt rõ được Retention là gì? Đồng thời cũng biết được lợi ích cũng như cách giữ chân khách hàng nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định của doanh nghiệp.
- Xem thêm: MCB là gì? Khám phá về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của MCB
TPM là gì? Khám phá những lợi ích của TPM đem lại
Broadcast là gì? Khám phá ý nghĩa thực sự của Broadcast
FCL là gì? Cẩn trọng với những lưu ý cần biết về FCL
CIO là gì? Tìm hiểu và khám phá những thông tin về CIO
Pick up là gì? Cách dùng pick up đúng và chuẩn nhất
Footprint là gì? Khám phá những thông tin về Footprint
Logia là gì? Tìm hiểu quy định logia an toàn là như thế nào