Ứng dụng bất đẳng thức để giải phương trình

Đây là bài thứ 4 of 16 trong chuyên đề Bất đẳng thức

Sử dụng bất đẳng thức để giải phương trình qua 2 ví dụ, bài tập cơ bản dưới đây. BĐT tỏ ra vô cùng hữu hiệu để giải các PT vô tỉ khó.

Bài 1:

Giải phương trình: \displaystyle \left| {x-5} \right|+\left| {x-2} \right|=3

Giải

áp dụng BĐT |x|+|y| \geq|x+y|

. Ta có

|x-5|+|x-2|=|x-5|+|2-x| \geq|x-5+2-x|=3

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi \displaystyle \left( {x-5} \right)\left( {2-x} \right)\le 0 hay \displaystyle 2\le \text{ }x\le 5

Vậy phương trình có nghiệm với mọi x thoả mãn \displaystyle 2\le \text{ }x\le 5.

Bài 2:

Giải phương trình: \sqrt{3 x^{2}+6 x+7}+\sqrt{5 x^{2}+10 x+14}=4-2 x-x^{2}

Giải:

Ta có : \sqrt{3 x^{2}+6 x+7}=\sqrt{3\left(x^{2}+2 x+1\right)+4}=\sqrt{3(x+1)^{2}+4} \geq 2

\sqrt{5 x^{2}+10 x+14}=\sqrt{5\left(x^{2}+2 x+1\right)+9}=\sqrt{5(x+1)^{2}+9} \geq 3

Suy ra: Vế trái = \sqrt{3 x^{2}+6 x+7}+\sqrt{5 x^{2}+10 x+14} \geq 5

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi \displaystyle x=-1.

mà Vế phải = 4-2 x-x^{2}=-(x+1)^{2}+5 \leq 5

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi \displaystyle x=-1

Vậy phương trình có nghiệm \displaystyle x=-1

Cùng chuyên đề:

<< Phương pháp biến đổi tương đương chứng minh bất đẳng thứcMột số bất đẳng thức phụ hay dùng >>

Kiến thức THCS - Tags: , ,