Mở bài Chí Phèo của Nam Cao hay và ý nghĩa nhất

Mở bài Chí Phèo của tác giả Nam Cao hay và ý nghĩa nhất sẽ giúp các em học sinh tạo ra cho độc giả sự hấp dẫn khi đọc bài viết của mình.

Trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam, có nhiều các tác giả, tác phẩm nổi tiếng như: Kim Lân với truyện ngắn “Làng”, Nguyễn Quang Sáng với “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Thành Long với “Lặng lẽ Sa Pa”,… nhưng một trong những tác giả mang đến chi người đọc góc nhìn chân thật nhất, sâu sắc nhất của xã hội phong kiến Việt Nam cũ lại là Nam Cao. Các sáng tác của Nam Cao thường nghiêng về những người nông dân cơ cực, về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tác phẩm “Chí Phèo” hiện lên là một sự phản ánh sâu sắc về xã hội cũ. Đã có nhiều các đề bài về phân tích, cảm nhận, chứng minh, so sánh về tác phẩm “Chí Phèo”. Đây cũng là một tác phẩm hay và đặc sắc, yêu cầu người làm bài cần có sự mở đầu cuốn hút. Dưới đây là một số mở bài mẫu hay nhất về truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn.

Mở bài Chí Phèo của Nam Cao hay và ý nghĩa nhất

Mở bài Chí Phèo

Năm mở bài truyện ngắn “Chí Phèo” hay nhất.

Mở bài mẫu số 1:

“Văn học đến với con người theo cách của ngọn lửa: nung đốt và sưởi ấm, tiêu hủy và chiếu sáng” (Lê Thành Nghị). Quả thật văn học chính là vậy. Văn học chính là những cảm xúc, những vấn vương suy nghĩ của tác giả muốn gửi đến cuộc đời. Nó thật sự giống với cách hoạt động của ngọn lửa. Người nghệ sĩ dẫn bạn đến với xứ sở văn chương của họ, ở đó tác phẩm hiện diện chính là những lời lẽ đanh thép, chắt chiêu buông hạt ngọc hạt vàng lên trang bản thảo của tác giả. Để rồi, sau quá trình tôi luyện và mài giũa, hạt ngọc, hạt vàng ấy như có linh hồn sưởi ấm tâm hồn và chiếu sáng tài năng của tác giả. Trong dòng chảy của văn chương Việt Nam, ta không thể không nhắc đến cái tên Nam Cao, như một sự ngợi ca về con người tạo nên những dòng cảm xúc từ đau đớn – vui mừng đến – buồn tủi với độc giả. Tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao đời chính là khẳng định cho sức sống bất tận của văn chương. Qua bài thơ, tác giả khắc họa một xã hội đầy trớ trêu, nghiệt ngã cùng những định kiến bủa vây. Ở đó, con người sống lầm than. Mà cụ thể ở đây, qua hình tượng nhân vật chính Chí Phèo, tác giả đưa người đọc đi qua hầu hết các cung bậc cảm xúc, để rồi đọng lại là nỗi buồn man mác cho một kiếp người muốn yên bình, nhưng lại không được trọn vẹn.

Mở bài mẫu số 2:

“Văn chương cổ kim đều viết bằng huyết lệ” (Lâm Ngữ Đường). Thật vậy, không phải ngẫu nhiên, các tác phẩm văn học ra đời lại mang đến cho con người những cảm xúc, những cô đọng suy tư như vậy. Tất cả là nhờ vào tài năng, nhờ vào tâm hồn đa cảm của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ đã dùng đến tinh hoa tài năng đời mình, dùng đến tinh huyết, đến cả những cảm xúc yêu thương, trân trọng của mình để khắc hoạ nên một tác phẩm hoàn mỹ nhất, mang đến cho độc giả một viên ngọc tròn trặn nhất. Đối với văn chương Việt Nam, mà đặc biệt là mảnh văn nói về người nông dân và nói về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, bạn đọc cũng như các nghệ sĩ cùng thời không thể nào bỏ qua cái tên Nam Cao. Các tác phẩm của ông chính là “huyết lệ”, là tấm lòng đồng điệu của ông với số phận con người. Mà “Chí Phèo” hiện lên chính là tác phẩm tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất của Nam Cao về đề tài này. Qua tác phẩm nhà văn xoáy sâu vào xã hội tàn ác, khiến con người tha hoá. Đồng thời cũng nói lên phẩm chất chân thật của con người luôn là tính thiện, do chịu quá nhiều áp bức , bị ép tới đường cùng mới tha hóa chính mình mà thôi.

Mở bài mẫu số 3:

“Nếu ví tác phẩm văn học là một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời, thì cái tạo nên nó là nước mặt hạnh trai và công phu của người nghệ sĩ” (Chế Lan Viên). Như những hạt ngọc được mài giũa kĩ càng trên đôi bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ, các tác phẩm văn chương ra đời đều mang vẻ đẹp của tâm hồn cũng như sự chắt chiu, tỉ mỉ quan sát, nhìn nhận thực tế vấn đề của tác giả. Các tác phẩm văn chương, với mỗi con chữ buông xuống trang bản thảo như những hạt ngọc lấp đầy trang văn. Để rồi khi hoàn thành tác phẩm, mỗi câu, mỗi chữ đều ngấm sâu vào tâm hồn độc giả. Trong dòng chảy ngấm ngầm ấy, tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao chính là một minh chứng cho sự tài năng và cũng là tiếng nói cất cao lòng tôn trọng, lòng thương xót cho số phân con người của nhà văn. “Chí Phèo” xuất hiện trong nền văn học Việt Nam như một viên kim cương tỏa sáng. Qua tác phẩm, người đọc nhìn thấy hiện thực sâu sắc của xã hội Việt Nam giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ở đó đời sống nhân dân rơi vào cùng cực, khiến họ không có đường lui buộc phải tự tha hóa chính bản thân mình để tồn tại. Song, sâu thẳm trong lương tri, họ vẫn mang bản chất thiện lương.

Mở bài mẫu số 4:

“Sứ mệnh chân chính của người nghệ sĩ là dẫn đường cho người đọc đến với xứ sở của cái đẹp” (Pautopxki). Thật vậy, mỗi nhà văn chân chính, sẽ là người mang đến những cái nhìn đa chiều về đời sống, về con người; mỗi nhà văn chân chính sẽ nhìn nhận, sẽ thấu hiểu con người đa diện; và từ đó sẽ là người hướng dẫn viên dẫn độc giả bước vào đời tư trang văn ngọc ngà của mình. Nếu Nguyễn Thành Long dẫn người đọc đến với vẻ đẹp những con người cống hiến thầm lặng cho đất nước qua “Lặng lẽ Sa Pa”; Nguyễn Quang Sáng dẫn người đọc đến với vẻ đẹp tình phụ tử trong “Chiếc lược ngà”; Kim Lân đưa người đọc đến với nội tâm kiên quyết thà chết cũng trong sạch của con người trong “Lão Hạc”,… thì đến với Nam Cao, ông đưa độc giả bước vào lãnh địa sâu kín nhất của tâm hồn con người, là nơi con người lưu giữ bản chất thật sự của mình qua tác phẩm “Chí Phèo”. Tác phẩm “Chí Phèo” chính là viên ngọc mà Nam Cao đã dùng hết tấm lòng, dùng trọn tài năng và lương tri của mình để mài giũa nên. Tác phẩm là sự phản ánh chân thực về xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Xã hội phong kiến mục nát, đồi bại cùng với nhưng cổ hủ, lạc hậu định kiến đã là con người vốn đã cơ cực càng thêm bất hạnh. Truyện xoay quanh nhân vật chính, cũng là nhân vật điển hình Chí Phèo. Ở đó Chí từng sai lầm, nhưng Chí khao khát được làm người. Ấy vậy mà cái định kiến, cái tàn tạ của xã hội cũ đã đẩy Chí một lần nữa tha hoá lương tâm, con người mình. Truyện xót thương cho thân phận những người nông dân khổ ải trong xã hội xưa.

Mở bài mẫu số 5:

“Văn học nằm ngoài định luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” (Sedrin). Quả thật, văn học đến với con người, luôn nằm ngoài các định luật của đời sống. Nó không thuộc và cũng không có nghĩa vụ phải chịu đựng một định luật hay một sự khẳng định nào. Bởi văn học ra đời chính là cái độc đáo nhất, sáng tạo nhất, mới mẻ nhất, và khắc cốt ghi tâm nhất đối với những tâm hồn đa sầu đa cảm. Mỗi tác phẩm văn học khi ra đời, đều mang trong mình một sứ mệnh riêng được trao truyền lại từ người nghệ sĩ đã dày công phu nghiên cứu. Để rồi, khi tác phẩm xuất hiện, độc giả được chiêm ngưỡng một thế giới mới, một con người mới và một hiện thực sẵn có. Trong “Chí Phèo”, tác giả Nam Cao đã đưa người đọc trải qua tất cả các cung bậc cảm từ trách mắng, buồn, vui đến tủi hờn và cả xót thương. Trách mắng cái xã hội bất công đẩy con người rơi vào bức đường cùng buộc phải tha hoá. Buồn khi con người không kiên định với bản chất lương thiện vốn có của mình. Vui khi con người tìm thấy con đường quay trở về với cõi làm người lương tri, tâm thiện. Tủi hờn, khi một lần nữa định kiến xã hội, những cổ hủ lạc hậu lại đẩy con người rơi vào sự tối tăm độc ác. Và xót thương, khi con người đang tự hành hạ lẫn nhau. Hãy cùng tìm hiểu “Chí Phèo” để cảm nhận sâu sắc cái ý nghĩa, cái tình người mà Nam Cao mang đến nhé.

Trên đây là năm mở bài mẫu tham khảo về tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao. Chí Phèo là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Nam Cao cũng như văn học Việt Nam. Hy vọng bài viết mang đến các thông tin hữu ích, giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập và làm bài. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm: Mở bài Vội vàng của Xuân Diệu hay và súc tích nhất (Văn 11)

Ngữ Văn Lớp 11 -