Mở bài Vội vàng của Xuân Diệu hay và súc tích nhất (Văn 11)

Mở bài Vội vàng của Xuân Diệu hay nhất sau đây sẽ giúp học sinh viết được phần mở bài cho bài văn của mình trôi chảy và hoàn chỉnh nhất. 

Các bạn đang trong trường hợp, dù đã hiểu bài, đã thử tự mở một số dạng bài, song lại chưa thực sự cảm thấy ưng ý với mở bài của mình? Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, hãy tìm chúng mình để được tìm hiểu và tham khảo những mở bài hay và xuất sắc nhất nhé. Tác phẩm “Vội vàng” là sự khẳng định cho hồn thơ giàu cảm xúc của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu. Có lẽ cũng vì vậy mà bạn gặp khó khăn trong việc mở bài sao cho độc đáo, sao cho đặc sắc. Vậy hãy cùng tham khảo một số mở bài về bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu ở dưới đây nhé. Hy vọng bài làm mẫu của chúng mình sẽ hữu ích với các bạn nhé.

Mở bài Vội vàng của Xuân Diệu hay và súc tích nhất (Văn 11)

Mở bài Vội vàng

Hướng dẫn làm các mở bài về bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu hay và độc đáo.

Mở bài “Vội vàng”, bài mẫu số 1:

“Thơ chỉ bật ra trong tim khi cuộc sống đã thật tràn đầy” (Tố Hữu). Quả thật, mỗi một tác phẩm thơ đều là tiếng nói tâm tình, đều là tiếng lòng tri âm với cuộc đời, với thời cuộc của tác giả. Thơ chính là tiếng nói đồng điệu, tiếng nói tri âm, tri kỉ, là sự giãi bày tâm tư của người nghệ sĩ đối với vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp con người. Thơ tiếng nói trải lòng của người nghệ sĩ trước sự qua đi, sự hữu hạn của thời gian. Thơ là tiếng đàn, là nhịp điệu câu chữ, mà qua đó tác giả bộc lộ tất cả tâm tư, tình cảm và những mong muốn của bản thân. Thơ mang đến cho đời, cho độc giả cái nhìn trân trọng nhất, cái nhìn nhận thấu đáo nhất, giàu cảm xúc nhất của người nghệ sĩ. Để rồi những vần thơ những lời hát tâm tình bật phát ra từ chính trái tim vẹn tròn nghĩa tình của tác giả. Trong bài thơ “Vội vàng”, ông hoàng thơ tình Xuân Diệu, đã nói lên khát vọng sống, khát vọng vô vàn trước thời gian hữu hạn, trước không gian xoay chuyển của cuộc đời. Bài thơ là tiếng lòng mong muốn gửi gắm đến độc giả về một lối sống nhanh – sống nhanh nhưng không nhàn, mà sống nhanh để cảm nhận cái thanh xuân tuổi trẻ, để cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên đất trời, sống nhanh để cảm nhận cái mãnh liệt, cái khao khát sống của con người luôn tràn đầy. Bài thơ là sự bộc lộ tâm trạng cảm xúc chân thật nhất, đặc sắc nhất của nhân vật trữ tình đối với cái nhìn hữu hạn thời gian và hạn hẹp không gian. 

Mở bài “Vội vàng”, bài mẫu số 2:

“Cuộc đời là mảnh đất màu mỡ để cho thơ bến rễ sinh sôi” (Puskin). Trong dòng chảy của nền thơ ca Việt Nam, các tác phẩm thơ ca ra đời đều là sự khắc hoạ đẹp đẽ nhất của nghệ sĩ về những giá trị tốt đẹp của cuộc đời. Từ mảnh đất cuộc đời khô cằn, nhà thơ với tâm tư tình cảm, với những dạt dào cảm xúc đã gieo hạt mầm thơ vào những luống đất, để rồi hạt mầm ấy, qua công phu, qua sự tận tâm, tận tụy chăm sóc của người nghệ sĩ đã phát triển và nở ra bông hoa thơ tuyệt sắc. Để rồi, giữa những sự khắc nghiệt, những khô cằn của cuộc đời, những bông hoa ấy vừa mang đến hương, vừa mang đến sắc; và còn mang theo dòng chảy ngọt ngào tâm hồn của tác giả. Trong đó, giữa nền thi ca đang sục sôi khí thế, tác phẩm “Vội vàng” của Xuân Diệu ra đời như một lời cảnh tỉnh thế hệ trẻ hãy sống hăng say, hãy sống và cống hiến hết sức trẻ của mình cho cuộc đời. Thông qua bài thơ, Xuân Diệu cũng nêu bật lên khát vọng sống, khát vọng cháy bỏng muốn được kéo dài thêm sắc xuân tuổi trẻ để mà tận lực cống hiến trọn con người cho cuộc đời.

Mở bài mẫu bài thơ “Vội vàng” số 3:

“Hãy xúc động hồn thơ, cho ngòi bút có thần” (Ngô Thì Nhậm). Đối với mỗi nhà thơ, sự nghiệp sáng tác cùng những sự đa cảm, sự thấu hiểu, sự đồng điệu và sự dám khẳng định cái tôi, cái tâm hồn đang dào dạt khát vọng lên tiếng chính là một trong những bước đầu tạo nên một ngòi bút có hồn và một bài thơ để đời. Mỗi câu thơ như những hạt vàng mà nhà thơ phải qua quá trình vất vả, gian lao mới có thể lượm lặt và gom góp thành. Để rồi, dưới ánh sáng của mặt trời, tác phẩm thơ hiện lên lấp lánh, không chỉ vì vần điệu ngôn từ hay, mà còn nhờ vào tâm hồn gửi gắm trong tác phẩm của nhà thơ đã xúc động, đã tạo nên cảm xúc mãnh liệt nhất, đáng trân trọng nhất cho độc giả. Trong dòng chảy của nền thơ ca Việt Nam, ta biết đến Tố Hữu qua chân lý mãnh liệt một lòng với Đảng qua bài “Từ ấy”, biết đến một hồn thơ đã định sẵn cho mình “tấm vé đi vào cõi vĩnh hằng” Hàn Mặc Tử qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, biết đến một tình yêu đẹp và cháy bỏng của người con gái trong bài thơ “Sóng” của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, biết đến những người lính anh dũng  qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu,… thì đến với Xuân Diệu, ta bắt gặp một hồn thơ mang đậm cái tình – được mệnh danh là ông hoàng thơ tình. Song trong bài thơ “Vội vàng” ông không sử dụng chất tình nhiều, mà sử dụng chất hiện thực. Bài thơ là tiếng nói mong muốn thế hệ trẻ hãy sống “vội” nhưng đừng “vàng”; là mong muốn thế hệ trẻ hãy sống cống hiến tuổi xuân phơi phới cho đất nước. Đồng thời qua đó, tác giả cũng thể hiện khát khao, khát vọng sống mãnh liệt của mình đối với cuộc đời; ông mong muốn được hoà vào tuổi xuân mãi mãi để hiến dâng trọn vẹn sức mình cho đất nước.

Mở bài mẫu bài thơ “Vội vàng” số 4:

“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt

Một mật ngọt đòi vạn chuyến ong bay.”

(Chế Lan Viên)

Quả thật, trong dòng chảy tấm nập những bông hoa tươi sắc về các đề tài: tình yêu của người con gái dành cho chàng trai mình say đắm trong “Thuyền và biển” của nữ sĩ Xuân Quỳnh: về đề tài đất nước yêu dấu trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi; là đề tài về người chiến sĩ lãng mạn ung dung trước sự khốc liệt của chiến tranh trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật,… các đề tài ấy lần lượt đều đã xác lập vị thế, chỗ đứng nổi bật của nhiều thế hệ thi sĩ. Chính vì vậy, để làm mới bản thân, để làm mới sáng tác của mình, tác giả phải chăm chỉ hơn, cần cù sáng đêm như những “con ong”, với mong muốn có thể tìm cho mình được một “hũ mật” tuyệt sắc, tuyệt hương, và lưu giữ trọn vẹn vị trong lòng độc giả. Mang tư tưởng mới mẻ ấy, Xuân Diệu đem đến, đóng góp vào kho tàng thơ ca Việt Nam tác phẩm “Vội vàng”. Bài thơ như chính nhan đề của nó, mong lớp thế hệ trẻ, tuổi xuân còn cháy rực hãy cống hiến, hãy hết mình vì vẻ đẹp vì tương lai đất nước. Bài thơ cũng là tiếng nói khát khao sống trọn vẹn, khát khao lưu giữ cái hữu hạn của thời gian để có thể cống hiến sức mình cho đất nước của chính nhân vật trữ tình. Qua bài thơ Xuân Diệu cũng mang đến những triết lý nhân sinh mới mẻ về thời gian, về tuổi trẻ về con người và về hạnh phúc.

Mở bài mẫu bài thơ “Vội vàng” số 5:

“Thơ ca đã làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời đều trở thành bất tử” (Shenlly). Quả thật, với sức cuốn hút, cùng với những cảm xúc dạt dào, những tâm sự cùng tài năng không phải ai cũng mang; thơ ca đến với đời và mang vẻ đẹp bất tử. Nó không thừa nhận mọi chuyện trong cuộc đời ngay cả việc nó bị lãng quên cũng sẽ không xảy ra. Bởi, mỗi tác phẩm thơ ra đời là tài năng, là sự góp nhặt những, cân đo đóng đếm những hạt bụi vàng từ mảnh đất cuộc đời. Rồi kết hợp với tài năng và tấm lòng thiết tha của người nghệ sĩ, thoa ra đời như một tiếng nói tri âm, tri kỉ; thơ ra đời như một bản tình ca; và thơ còn ra đời như một thông điệp, một nhân sinh quan, một triết lý sâu sắc danh đến con người. Trong bài thơ “Vội vàng”, nhà thơ Xuân Diệu đã mang đến cho con người khát vọng sống và cống hiểu mình cho xã hội; đã mang đến cuộc đời những nhân sinh quan mới mẻ, những cũng sâu sắc vô cùng.

Trên đây là bài làm mẫu gợi ý về mở bài của “Vội vàng”. Hy vọng sẽ là nguồn tham khảo bổ ích cho các bạn.

Xem thêm: Phân tích khổ thơ số 1 bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử

Ngữ Văn Lớp 11 -