Tóm tắt Chữ người tử tù ngắn gọn điểm cao nhất (Lớp 11)

Tóm tắt Chữ người tử tù và tìm hiểu về tác giả và tác phẩm, và tham khảo các bài tóm tắt mẫu giúp học sinh đạt được điểm cao nhất.

Nguyễn Tuân từ trước tới nay luôn là một nhà văn đa tài với lối viết thể hiện rõ cái “ngông”, song vẫn là sự hiện diện của một phong cách đa sầu, đa cảm cũng như chiêm nghiệm triết lý sâu xa. Tác phẩm “Chữ người tử tù” là một trong những tác phẩm thể hiện sâu sắc con người cũng như cảm hứng yêu cái đẹp của Nguyễn Tuân. Để tìm hiểu thêm và hiểu sâu hơn về tác phẩm, các bạn hãy đón đọc phần bài làm mẫu về: Tóm tắt tác phẩm “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân trong chương trình văn lớp 11 của bọn mình nhé. Hy vọng bài làm tóm tắt của bọn mình sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn.

Tóm tắt Chữ người tử tù ngắn gọn điểm cao nhất (Lớp 11)

Tóm tắt Chữ người tử tù

Hướng dẫn tóm tắt tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

Thông tin tác giả, tác phẩm:

Tác giả:

“Sứ mệnh chân chính người người nghệ sĩ là dẫn đường cho người đọc đến với xứ sở của cái đẹp” (Pautopxki). Nguyễn Tuân (1910-1987) chính là người nghệ sĩ như vậy. Ông sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, tại một gia đình nhà Nho khi mà Hán học đã suy tàn. Nguyễn Tuân sử dụng rất nhiều bút danh trong quá trình sáng tác của mình, như: Thanh Thuỷ, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuấn Thừa Sắc,… . Ông là một người rất tài hoa. Không chỉ viết văn, ông còn đa tài với: hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh,… ông là diễn viên điện ảnh đầu tiên của nước ta. Ông viết nhiều thể loại khác nhau như: tuỳ bút, bút ký, tiểu thuyết, truyện ngắn,… song tùy bút và kí là hai thể loại đặc sắc nhất, tài hoa nhất của ông, với hai thể loại này, mà ông được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng ngôn từ. Phong cách viết của ông rất độc đáo và đa dạng. Ông tự gắn cho mình một cái mác gọi là “Chủ nghĩa xê dịch”. Lối viết của Nguyễn Tuân vừa tài hoa, uyên bác, vừa gói gọn trong một chữ “ngông”. Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp xưa còn sót lại – ông gọi đó là vẻ đẹp “Vang bóng một thời”. Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật của ông thay đổi: ông tiếp cận với thế giới, với thiên nhiên và con người theo phương diện văn hoá, nghệ thuật, nghệ sĩ. Các sáng tác của ông tiêu biểu như: tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”, tập tùy bút “Chiếc lư đồng mắt cua”, tiểu thuyết “Chùa Đàn”, tập tùy bút “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”,… . Ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học năm 1996. Ông cũng được nhiều nhà nghiên cứu, các tác giả khác hết sức cảm phục , và đưa ra nhận xét đầy ưu ái. Trong đó có Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận xét về Nguyễn Tuân: “Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ”.

Tác phẩm:

“Chữ người tử tù” sáng tác năm 1939, là tác phẩm nêu lên vẻ đẹp xưa còn sót lại của bậc anh tài về chữ viết. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là Huấn Cao, một người có tài, có đức, nhưng lại bị bắt giam. Qua tác phẩm, Nguyễn Tuân tố cáo hiện thực xã hội đương thời, làm mất đi một nhân tài. Đồng thời cũng là tiếng nói ngợi ca về tài năng, về vẻ đẹp tâm hồn của những người nghệ sĩ xưa. 

Tác phẩm “Chữ người tử tù” được in trong tập “Vang bóng một thời”, xuất bản năm 1940.

Các bài mẫu tóm tắt tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

Bài tóm tắt tác phẩm “Chữ người tử tù” số 1:

“Chữ người tử tù” là tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là Huấn Cao. Ông vừa là một nhà Nho tài hoa với nét chữ đẹp vuông vắn, ít người có được; vừa là một nhà Cách mạng thường xuyên chống trả triều đình. Trong một lần chống lại triều đình của mình. Ông bị triều đình bắt giam cùng với năm người đồng đội. Ông bị phán tử hình. Ông bị bắt giam và áp giải đến nhà lao tỉnh Sơn. Ở tại nhà lao này, có một viên quản ngục, một thầy thơ gầy gò, nhưng không bị biến chất bởi thứ tăm tối, mưu đoạt nơi đây. Viên quản ngục biết tới Huấn Cao, nghe danh ông là một người có tài năng viết chữ rất xuất chúng. Nét chữ chữ của ông vuông vắn, song ông cũng là một người rất kiêu ngạo khi rất ít khi cho chữ. Nét chữ vuông vắn của ông chỉ có bạn thân của ông sở hữu. Viên quản ngục ta còn tấm tắc, có được chữ của ông Huấn là có được cả một báu vật. Cũng chính vì sự khâm phục con người chính nghĩa, cũng như sự yêu quý nét chữ của Huấn Cao, mà viên quản ngục quyết định sẽ biệt đãi ông thật tốt. Ông biệt đãi Huấn Cao, dẫu bị Huấn Cao khinh bạc nhưng vẫn xem trọng, vẫn dùng tư cách kẻ bề dưới để biệt đãi ông. Sự biệt đãi của ông, còn bị Huấn Cao thẳng thần từ chối. Nhưng ông vẫn một lòng xem trọng và đối tốt Huấn Cao.

Một ngày, khi viên quản ngục nhận được lệnh ngày mai sẽ tiến hành xử chém Huấn Cao, ông loạng choạng say sẫm. Sao có thể như vậy được. Ông không đành lòng; nhưng đã hứa sẽ không đặt chân đến phòng giam của Huấn Cao. Vì vậy, chỉ có thể gọi thầy thơ đến truyền đạt ý chỉ, đồng thời cũng nhờ thầy nói lên tiếng lòng mong muốn lưu giữ con chữ của Huấn Cao cho ông nghe. Huấn Cao nhận thấy tấm lòng yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp; cũng như nhận thấy viên quản ngục là một người trọng nghĩa, trọng tình nên đã quyết định sẽ cho viên quản ngục chữ. 

Đêm trước ngày ra pháp trường, trong phòng giam tối tăm, ẩm mốc, ba con người chụm đầu lại với nhau, thứ ánh sáng duy nhất là bó được than hồng. Viên quản ngục nhìn ngắn chữ Huấn Cao viết, thầy thơ tay run run cầm chậu mực, đổi bút cho Huấn Cao. Nét chữ Huấn Cao đẹp lắm, như nét rồng bay phượng múa, nét chữ ấy vuông vắn, tươi tắn trên cái khung còn chưa khô hồ của viên quản ngục. Để rồi, trong ngục tối, ẩm mốc, rận bu đầy người, cổ gồng, tay, chân xiềng xích, Huấn Cao vẫn thảo những nét chữ đẹp nhất, xuất sắc nhất cho viên quản ngục. Đây là cảnh tượng chưa từng có. Bởi người tù gông xiềng thì như kẻ bề trên, còn viên quản ngục – người trông coi tội nhân lại như kẻ bề dưới, đang trân trân nhìn những nét chữ vuông vắn uốn lượn. Không chỉ cho chữ, Huấn Cao còn đưa ra cho viên quản ngục những lời khuyên. Ông nhận thấy ở mình và viên quản ngục đều có nét chung, đều yêu chính nghĩa, đều mê say cái đẹp, đều tận lực vì cái đẹp cái nghĩa mà vượt qua mọi tăm tối của cuộc đời. Chính vì vậy, ông khuyên viên quản ngục hãy rời khỏi chốn này, nơi đây không dành cho người nghĩa hiếu và muốn chơi chữ như ông. Bởi nét chữ vuông vắn, tươi tắn của Huấn Cao đâu thể để ở nơi tối tăm, dơ bẩn như vậy.

Bài tóm tắt tác phẩm “Chữ người tử tù” số 2:

Hôm ấy, tại ngục tù, viên quản ngục nhận được thông báo sẽ có sáu tên tội phạm được áp giải đến ngục tù tỉnh Sơn vào ngày mai. Trong số những cái tên được đọc lên, khi nghe đến tên Huấn Cao, quản ngục bỗng sửng sốt. Huấn Cao, cái tên rất quen phải chăng là người nghĩa khí với những nét chữ điêu luyện chăng. Ngay khi nghĩ như vậy, ông cũng đã thầm quyết định sẽ biệt đãi với Huấn Cao, khi ông tới làm tù nhân ở đây.

Huấn Cao là một nhà Nho với nét chữ xuất chúng, đồng thời ông cũng là một nhà Cách mạng khi thường xuyên phản đối, chống lại triều đình. Trong một lần đưa ra ý kiến chống đối triều đình, ông cùng với năm người đồng đội bị bắt vào ngục giam cầm và xử tội chết. Huấn Cao là người tài năng với văn hay, chữ đẹp, được người đời biết đến với những nét chữ như rồng, như phượng; song ông không thường cho chữ. Nét chữ vuông vắn của ông chỉ có bạn thân ông sở hữu.

Ông bị chuyển đến nhà lao của tỉnh Sơn, ở đây ông được vị viên quản ngục hết sức biệt đãi. Dù ông đã từ chối thẳng thần sự biệt đãi này, song viên quản ngục vẫn không hề tức giận mà ngược lại càng biệt đãi hậu hĩnh hơn. Trước ngày bị xử tội chết, viên quản ngục nghe tin ông sáng ngày mai sẽ bị xử tử mà tâm trạng rối bời, vội gọi thầy thơ đến để truyền tin tức tới Huấn Cao, đồng thời cũng nhờ thầy thơ nói với Huấn Cao về tấm lòng muốn xin chữ của ông để lưu giữ cái đẹp về sau. Bởi, ông biết rõ chữ, Huấn Cao ít khi cho chữ lắm, nên có được chữ của Huấn Cao chính là có được báu vật của cuộc đời. 

Đêm trước ngày xử tử, tại phòng giam u tối, ẩm mốc, rận rệp bám bu đầy người, ba cái đầu chụm lại với nhau. Thứ ánh sáng duy nhất phát ra từ bó đuốc đốm đỏ, một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, tay còn nặng nề xích đang thảo những nét chữ như Rồng bay Phượng múa. Bên cạnh đó là hình ảnh của viên quản ngục đang cầm bó đuốc rọi soi từng nét chữ; thầy thơ thì tay cầm chậu mực run run, nhưng vẫn nhanh nhẹn đổi bút cho Huấn Cao. Cảnh cho chữ mà chưa bao giờ xảy ra, khi viên quản ngục thì như kẻ bề dưới phục tùng kẻ bề trên là tội nhân. Không phải ngẫu nhiên Huấn Cao lại quyết định cho viên quản ngục chữ. Ông quyết định cho viên quản ngục chữ vì thật sự nhìn thấy ở viên quản ngục tính thiện, nhìn thấy tình yêu cháy bỏng với cái đẹp từ con người của quản ngục thật giống với ông. Chính vì vậy, trước khi ra đi, ông mới quyết định để lại chữ cho quản ngục. Đồng thời khuyên quản ngục rời xa chốn này, nó không phù hợp với một người say mê cái đẹp chân chính và có tâm hồn thiện lương.

Bài tóm tắt tác phẩm “Chữ người tử tù” số 3:

Huấn Cao được biết đến ở vùng tỉnh Sơn là một người văn vẹn, tài toàn. Đặc biệt, truyền bá sâu khắp mọi nơi về Huấn Cao là nhờ vào tài viết chữ: như Rồng bay Phượng múa của ông. Ông vừa là người tài năng, một nhà Nho xuất chúng với chữ viết; vừa là một nhà Cách mạng khi thường xuyên đưa ra những cách làm trái với triều đình. Song cũng chính điều này đã khiến ông bị triều đình giam giữ vì tội dám chống đối triều đình, và bị xử tội chết. Ông bị chuyển đến ngục tù ở tỉnh Sơn. Nơi có một viên quản ngục nghe danh ông đến đây vừa buồn, vừa mừng. Buồn vì một người nghĩa khí, tài năng như ông bị bắt giữ, mừng vì có thể đây là cơ hội mình có được chữ của ông. Bởi người đời nói, chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông vắn lắm, có được chữ ông là có được báu vật của cuộc đời. 

Ngày chuyển đến ngục tù tỉnh Sơn, ông cùng năm người đồng đội, sát cánh bên nhau. Ông được viên quản ngục biệt đãi, song trong ngục tù ông vẫn luôn là người chính trực ngay thẳng. Ngày viên quản ngục đến nói rõ sự tình với ông, ông đã thẳng thần từ chối tấm lòng của viên quản ngục, và kêu viên quản ngục đừng bao giờ bước chân vào phòng giam này nữa. Ngỡ sẽ nhận lại sự bạc đãi và hành hình của viên quản ngục; song viên quản ngục vẫn y như cũ, thậm chí còn biệt đãi ông cùng đồng đội hậu hĩnh hơn. Ông lấy làm lạ. 

Thời gian xử tử được định đoạt, đêm hôm đó nghe tin, vị viên quản ngục tâm trạng bỗng thẫn thờ. Nhưng vì giữ chữ tín với Huấn Cao, ông chỉ đành ngậm ngùi gọi thầy thơ đến để truyền đạt lại nội dung của lệnh xử tử. Thầy thơ đến truyền đạt dụng ý, song cũng là sự nói lên tấm lòng yêu mê cái đẹp đến say đắm không nỡ của viên quản ngục. Chính vì vậy, Huấn Cao nhận ra, nhìn ra, và thấu hiểu về viên quản ngục cũng là một người say mê, và yêu thích cái đẹp, ông quyết định sẽ cho viên quản ngục chữ. Ông còn nghĩ mình suýt bội một tấm lòng, một tâm hồn yêu mến cái đẹp. 

Cảnh cho chữ diễn ra ngay trong đêm trước khi Huấn Cao bị xử tử. Đây là một cảnh tượng chưa bao giờ xuất hiện, chưa bao giờ xảy ra trong nhà giam. Khi mà viên quản ngục thì mang phong thái kẻ bề dưới kính cẩn cầm bó đuốc đỏ hồng, thầy thơ tay bưng chậu mực thì run run, những vẫn chú tâm để đổi bút. Kẻ tội phạm lại trở thành người bề trên, khi cổ đeo gông, chân vướng xiềng, tay còn nặng xích; nhưng vẫn thảo lên mặt khung vải còn dính hồ của viên quản ngục những nét chữ như Rồng bay Phượng múa. Không chỉ vậy, ông còn khuyên viên quản ngục sớm rời chốn đây. Nét chữ vuông vắn, tươi tắn của ông không thể đặt ở nơi này, cũng như tâm hồn yêu cái đẹp chân chính cùng với tấm lòng thiện lương của viên quản ngục không thể đặt ở đây. Ông khuyên viên quản ngục hãy trở về quê, hãy giữ lấy tấm lòng thanh cao của mình.

Trên đây là bài làm mẫu về tóm tắt tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong làm làm văn của mình.

Xem thêm: Bố cục, tóm tắt bài thơ Hầu trời chi tiết và ngắn gọn nhất

Ngữ Văn Lớp 11 -