Các bài toán về lịch thời gian có lời giải

Đây là bài thứ 25 of 28 trong chuyên đề Toán nâng cao lớp 5

Dạng toán về lịch thời gian:

Bài 1: Ngày 1/6/2012 là thứ 6. Hỏi:

a. Ngày 1/6/2015 là thứ mấy?

b. Ngày 1/6/2020 là thứ mấy?

Giải:

a. Từ 1/6/2012 đến 1/6/2015 có số năm là:
2015 – 2012 = 3 (năm)

Ba năm thường có số ngày là: 365 x 3 = 1095 (ngày)

Ta có: 1095 : 3 = 156 dư 3

Ngày 1/6/2012 là thứ 6 thì 1/6/2015 là thứ 2.

b. Từ 1/6/2012 đến 1/6/2020 có số năm là:
2020 – 2012 = 8 (năm)

Trong 8 năm đó có 2 năm nhuận là 2016 và 2020, mỗi năm có 366 ngày. Các năm còn lại, mỗi năm có 365 ngày.

Từ 1/6/2012 đến 1/6/2020 có số ngày là:

2 x 366 + 6 x 365 = 2922 (ngày)

Ta có: 2922 : 7 = 417 dư 3

Ngày 1/6/2012 là thứ 6 thì 1/6/2020 là thứ 2.

Bài 2: Một tháng Hai của một năm nào đó có 5 ngày chủ nhật. Hỏi tháng Hai đó có bao nhiêu ngày?

Giải:

Nếu ngày chủ nhật đầu tiên của tháng Hai đó là ngày mồng 2 thì các chủ nhật tiếp theo là: 9; 16; 23.

Vậy tháng Hai đó chỉ có 4 ngày chủ nhật => loại.

Vậy chủ nhật đầu tiên của tháng Hai đó phải là ngày mồng 1. Các chủ nhật tiếp theo sẽ vào mồng 8; 15; 22; 29.

Ngày chủ nhật cuối cùng của tháng đó là ngày 29 nên tháng Hai đó có 29 ngày.

Đáp số: 29 ngày

Bài 3: Tháng Hai của một năm nào đó có ngày chẵn đầu tiên là thứ bảy. Hỏi tháng Hai đó có mấy thứ bảy?

Giải:

Ngày chẵn đầu tiên của tháng Hai đó phải là mồng 2.

Các thứ 7 tiếp theo sẽ là: 9; 16; 23

Vậy tháng Hai đó có 4 ngày thứ 7.

Đáp số: 4 ngày

Bài 4: Một nhà hộ sinh của một trạm xá trong tháng Hai năm 2013 có 29 em bé ra đời. Có thể chắc chắn có ít nhất 2 em bé sinh cùng ngày được không?

Giải:

Năm 2013 là năm thường nên tháng Hai chỉ có 28 ngày.

Giả sử mỗi ngày của tháng Hai đó có 1 em bé ra đời, tháng Hai sẽ có:

28 x 1 = 28 em bé ra đời.

Em bé thứ 29 ra đời cũng vào một ngày nào đó của tháng Hai.

Vậy chắc chắn có ít nhất 2 em bé sinh cùng ngày.

Cùng chuyên đề:

<< Các dạng toán về dấu hiệu chia hết lớp 5Các bài toán giải bằng phương pháp giả thiết tạm >>

Toán lớp 5 - Tags: ,