Các bài toán giải bằng phương pháp giả thiết tạm

Đây là bài thứ 26 of 28 trong chuyên đề Toán nâng cao lớp 5

Dạng toán giải bằng phương pháp giả thiết tạm:

Bài 1: Hai người thợ làm chung một công việc thì phải làm trong 7 giờ mới xong. Nhưng người thợ cả chỉ làm 4 giờ rồi nghỉ do đó người thứ hai phải làm 9 giờ nữa mới xong.Hỏi nếu làm riêng thì mỗi người phải làm mấy giờ mới xong?

Bài giải

Lấy 4 giờ của người thợ thứ hai để cùng làm với thợ cả thì được: 4/7 (công việc)

Thời gian còn lại của người thứ hai: 9 – 4 = 5 (giờ)

5 giờ của người thứ hai làm được: 1 – 4/7 = 3/7 (công việc)

Thời gian người thợ thứ hai làm xong công việc: 5 : 3 x 7 = 11 giờ 40 phút.

7 giờ người thứ hai làm được: 3/7 : 5 x 7 = 0,6 (công việc)

7 giờ người thợ cả làm được: 1 – 0,6 = 0,4 (công việc)

Thời gian người thợ cả làm xong công việc: 1 : 0,4 x 7 = 17 giờ 30 phút.

Bài 2:Hai người cùng làm một công việc trong 16 giờ thì xong . Nếu người thứ nhất làm trong 3 giờ, người thứ hai làm trong 6 giờ thì họ làm 25% công việc. Hỏi mỗi người làm công việc đó một mình thì trong bao lâu sẽ hoàn thành công việc đó?

Bài giải

Lấy 3 giờ của người thứ 2 để cùng làm chung 3 giờ với người thứ nhất thì được 3/16 công việc, tương đương với 3 : 16 =0,1875 = 18,75% (công việc)
3 giờ còn lại của người thứ 2 làm được:  25% – 18,75% = 6,25%
Thời gian người thứ hai làm xong công việc:  3 x 100 : 6,25 = 48 (giờ)
3 gời người thứ nhất làm được:   18,75% – 6,25% = 12,5%
Thời gian người thứ nhất làm xong công việc:  3 x 100 : 12,5 = 24 (giờ)

Đáp số:   24 giờ  ;   48 giờ.

Bài 3: Một quầy bán hàng có 48 gói kẹo gồm loại 0,5kg; loại 0,2kg và loại 0,1kg. Khối lượng cả 48 gói la 9kg. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu gói (biết số gói 0,1kg gấp 3 lần số gói 0,2kg).

Bài giải

Như vậy nếu có 1 gói 0,2kg thì có 3 gói 0,1kg.
Tổng khối lượng 1 gói 0,2kg và 3 gói 0,1kg.
0,2 + 0,1 x 3 = 0,5 (kg)
Giả sử đều là gói 0,5kg thì sẽ có tất cả:
9 : 0,5 = 18 (gói)
Như vậy sẽ còn thiếu:
48 – 18 = 30 (gói)
Còn thiếu 30 gói là do ta đã tính (3+1=4) 4 gới (vừa 0,2g vừa 0,1kg) thành 1 gói.
Mỗi lần như vậy số gói sẽ thiếu đi:
4 – 1 = 3 (gói)
Số gói cần phải thay là:  30 : 3 = 10 (gói)
Số gói 0,5 kg:    18 – 10 = 8 (gói 0,5kg)
10 gói 0,2kg thì có số gói 0,1kg:  10 x 3 = 30 (gói 0,1kg)

Đáp số: 0,5kg có 8 gói  ;  0,2kg có 10 gói  ;  0,1kg có  30 gói .

Bài 4:Có 145 tờ tiền mệnh giá 5000đ, 2000đ và 1000đ. Số tiền của 145 tờ tiền giấy trên là 312 000đ. Số tiền loại mệnh giá 2000đ gấp đôiloại 1000đ. Hỏi mỗi loại tiền có mấy tờ.

Bài giải

Do Số tiền loại mệnh giá 2000đ gấp đôi loại 1000đ

Nên số tờ mệnh giá 2000 bằng số tờ mệnh giá 1000

– Giả sử 145 tờ toàn là tiền mệnh giá 5000 đ thì tổng số tiền lúc này là:

5000 x 145 = 725000 đ

– Số tiền dôi lên là: 725000 – 312000 = 413000 đ

– Mỗi lần thay 2 tờ 5000đ bởi 1 tờ 2000 và 1 tờ 1000đ

Thì số tiền dôi lên là: 2 x 5000 – (2000 + 1000) = 7000 đ

– Số lần thay thế là: 413000 : 7000 = 59 lần

=>Có 59  tờ mệnh giá 2000đ, và 59 tờ mệnh giá 1000đ.

Số tờ mệnh giá 5000đ là: 145 – (59 x 2) = 27 tờ

Đáp số:

– Loại 5000 đ có 27 tờ
– Loại 2000 đ có 59 tờ
– Loại 1000 đ có 59 tờ

Cùng chuyên đề:

<< Các bài toán về lịch thời gian có lời giảiCác bài toán giải bằng phương pháp lựa chọn tình huống >>

Toán lớp 5 - Tags: , ,