Các bài toán giải bằng phương pháp suy luận đơn giản
- 30 chuyên đề bồi dưỡng HSG Toán lớp 5
- Dạng toán chuyển động của kim đồng hồ
- 168 bài toán lớp 5 chọn lọc có đáp án
- 76 bài tập hình học nâng cao lớp 5 có lời giải
- 27 bài toán nâng cao lớp 5 về số và chữ số
- 20 bài toán về mối quan hệ giữa bốn phép tính nâng cao lớp 5
- 14 bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch nâng cao lớp 5
- 15 bài toán nâng cao lớp 5 về số thập phân
- 17 bài toán nâng cao lớp 5 giải bằng phương pháp giả thiết tạm
- 12 bài toán nâng cao lớp 5 giải bằng cách tính ngược từ cuối lên
- 22 bài toán chuyển động đều nâng cao lớp 5
- 10 bài toán nâng cao lớp 5 hay và khó
- Cách so sánh 2 phân số bất kỳ qua các ví dụ
- Một số bài toán về công việc chung nâng cao có lời giải
- 20 bài toán hình học nâng cao lớp 5
- Các bài toán sử dụng tỉ số diện tích hai tam giác – Toán lớp 5
- Các dạng bài toán về tính tuổi – Toán nâng cao lớp 5
- Bài tập tính giá trị biểu thức chứa phân số – Toán nâng cao lớp 4, 5
- Dạng toán về lịch, thời gian
- Các bài toán giải bằng biểu đồ Ven
- 100 câu hỏi trắc nghiệm tư duy Toán 5
- Một số bài toán về tỉ số và tỉ số phần trăm – Toán nâng cao lớp 5
- Dạng bài tập chữ số tận cùng của biểu thức
- Các dạng toán về dấu hiệu chia hết lớp 5
- Các bài toán về lịch thời gian có lời giải
- Các bài toán giải bằng phương pháp giả thiết tạm
- Các bài toán giải bằng phương pháp lựa chọn tình huống
- Các bài toán giải bằng phương pháp suy luận đơn giản
Dạng toán phương pháp suy luận đơn giản:
Bài 1: Trong 1 ngôi đền có 3 vị thần ngồi cạnh nhau. Thần thật thà (luôn luôn nói thật); Thần dối trá (luôn nói dối) ; Thần khôn ngoan (lúc nói thật, lúc nói dối). Một nhà toán học hỏi 1 vị thần bên trái: Ai ngồi cạnh ngài?
– Thần thật thà.
Nhà toán học hỏi người ở giữa:
– Ngài là ai?
– Là thần khôn ngoan.
Nhà toán học hỏi người bên phải
– Ai ngồi cạnh ngài?
– Thần dối trá.
Hãy xác định tên của các vị thần.
Giải:
Cả 3 câu hỏi của nhà toán học đều nhằm xác định 1 thông tin: Thần ngồi giữa là thần gì? Kết quả có 3 câu trả lời khác nhau.
Ta thấy thần ngồi bên trái không phải là thần thật thà vì ngài nói người ngồi giữa là thần thật thà.
Thần ngồi giữa cũng không phải là thần thật thà vì ngài nói: Tôi là thần khôn ngoan
Thần ngồi bên phải là thần thật thà ở giữa là thần dối trá ở bên trái là thần khôn ngoan.
Bài 2: Một hôm anh Quang mang quyển Album ra giới thiệu với mọi người. Cường chỉ vào đàn ông trong ảnh và hỏi anh Quang: Người đàn ông này có quan hệ thế nào với anh? Anh Quang bèn trả lời: Bà nội của chị gái vợ anh ấy là chị gái của bà nội vợ tôi.
Bạn cho biết anh Quang và người đàn ông ấy quan hẹ với nhau như thế nào?
Giải:
Bà nội của chị gái vợ anh ấy cũng chính là bà nội của vợ anh ấy. Bà nội của vợ anh ấy là chị gái của bà nội vợ anh Quang.
Vợ anh ấy và vợ anh Quang là chị em con dì con già. Do vậy anh Quang và người đàn ông ấy là 2 anh em rể họ.
Bài 3: Có 1 thùng đựng 12 lít dầu hoả. Bằng 1 can 9 lít và 1 can 5 lít làm thế nào để lấy ra được 6 lít dầu từ thùng đó:
Giải:
Bài 4:
Ở 1 xã X có 2 làng: Dân làng A chuyên nói thật, còn dân làng B chuyên nói dối. Dân 2 làng thường qua lại thăm nhau. Một chàng thanh niên nọ về thăm bạn ở làng A. Vừa bước vào xã X, dang ngơ ngác chưa biết đây là làng nào, chàng thanh niên gặp ngay một cô gái và anh ta hỏi người này một câu. Sau khi nghe trả lời chàng thanh niên bèn quay ra (vì biết chắc mình đang ở làng B) và sang tìm bạn ở làng bên cạnh.
Bạn hãy cho biết câu hỏi đó thế nào và ccâu trả lời đó ra sao mà chàng thanh niên lại khẳng định chắc chắn như vậy.
Phân tích
Để nghe xong câu trả lời người thanh niên đó có thể khẳng định mình đang đứng trong làng A hay làng B thì anh ta phải nghĩ ra 1 câu hỏi sao cho câu trả lời của cô gái chỉ phụ thuộc vào họ đang đứng trong làng nào.
Cụ thể hơn: cần đặt câu hỏi để cô gái trả lời là “phải”, nếu họ đang đứng trong làng A và “không phải”, nếu họ đang đứng trong làng B.
Giải:
Câu hỏi của người thanh niên đó là: “Có phải chị người làng này không?”.
Trường hợp 1: Họ đang đứng trong làng A: Nếu cô gái là người làng A thì câu trả lời là “phải” (vì dân làng A chuyên nói thật); Nếu cô gái là người làng B thì câu trả lời cũng là “phải” (vì dân làng đó nói dối).
Trường hợp 2: Họ đang đứng trong làng B: Nếu cô gái là người làng A thì câu trả lời là: “không phải”; Nếu cô gái là người làng B thì câu trả lời cũng là: “không phải”.
Như vậy, Nếu họ đang đứng trong làng A thì câu trả lời chỉ có thể là “phải”, còn nếu họ đang đứng trong làng B thì câu trả lời chỉ có thể là “không phải”.
Người thanh niên quyết định quay ra, vì anh đã nghe câu trả lời là “không phải”.
Toán lớp 5 - Tags: bồi dưỡng toán 5, phương pháp suy luận đơn giản, toán 5